Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến phần nướu của chị em trở nên nhạy cảm và dễ bị viêm hơn. Điều này sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến thai nhi.
Phụ nữ cần chăm sóc răng miệng khi mang thai
Bước vào thời gian thai kỳ, chị em thường gặp phải những vấn đề về sức khỏe
răng miệng, chủ yếu do một số nguyên nhân phổ biến. Trước tiên, khi bị nghén, chị em thường có kèm tình trạng nôn ói, dịch vị có tính axit nên dễ làm mòn răng. Thêm vào đó, nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ tăng cao hơn bình thường, mảng bám răng không được làm sạch kỹ càng sẽ tạo điều kiện cho răng sâu xuất hiện. Đặc biệt, mẹ bầu dễ mắc bệnh răng miệng do thiếu calci do nhu cầu calci trong lúc mang thai tăng cao hơn bình thường.
Việc thay đổi nội tiết tố và thói quen sinh hoạt khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh răng miệng
Theo nghiên cứu y học của Hoa Kỳ, những phụ nữ có bệnh về răng lợi chưa được điều trị sẽ có nguy cơ cao sinh non (trước kỳ hạn 35 tuần) cao hơn gấp 3 lần so với những người khác. Các bác sĩ thông tin, nhiễm trùng nướu nghiêm trọng gây ra việc răng sản xuất một chất có tên gọi prostaglandin – gây hoại tử khối u, cùng các hóa chất khác dẫn tới việc kích thích chuyển dạ. Bên cạnh đó, nếu tình trạng viêm lợi chuyển biến nặng, chảy máu chân răng… chị em có thể phải dùng thuốc và điều này sẽ gây ra ảnh hưởng vô cùng xấu đến thai nhi.
Theo số liệu thống kê, có tới 90% các bà bầu có triệu chứng viêm lợi. Các biểu hiện thường thấy là sung huyết, chảy máu, ngứa ở lợi… Đây không hẳn là bệnh viêm lợi thực sự mà là kết quả của những rối loạn tuần hoàn máu ở lợi. Hiện tượng này hay xảy ra từ tháng thứ 3 và giảm dần đến tháng thứ 8 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu cứ để tự nhiên, cộng với việc vệ sinh răng miệng không tốt rất dễ khiến răng bị sâu và bị bệnh nha chu (bệnh lý viêm nhiễm mãn tính và mô nâng đỡ của răng gây ra hiện tượng nướu viểm đỏ, dễ chảy máu, chảy mủ, răng lung lay, riêu xương ổ răng, thậm chí là mất răng).
Nhiều chị em chủ quan không kiểm tra răng miệng trong khi mang thai
Không những thế, nhiều nghiên cứu cho thấy, răng miệng bị viêm với mực độ vi khuẩn cao có thể là nguyên nhân gây chuyển dạ sớm ở phụ nữ mang thai. Thêm vào đó, nếu mẹ bầu bị bệnh răng miệng, các vi khuẩn gây bệnh có thể sẽ được truyền cho em bé sau khi sinh. Phụ nữ mang thai thường quan niệm, việc khám và điều trị bệnh răng miệng có thể gây hại cho thai nhi, nhưng đây là quan niệm sai lầm. Hầu hết các cuộc kiểm tra răng miệng và điều trị đều đặn đều tương đối an toàn cho bà bầu, bao gồm cả việc sử dụng tia X, răng giả và trồng răng… Do đó, điều phòng ngừa và điều trị bệnh răng miệng trước khi mang bầu và trong quá trình mang bầu sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác ở cả mẹ và con.
Cẩm nang chăm sóc răng miệng cho mẹ bầu
Trong 3 tháng đầu, chị em nên tới gặp nha sĩ, thông báo về tình trạng mang bầu hiện tại và nhờ sự tư vấn. Kiểm tra bảo hiểm y tế cho các dịch vụ khám chữa răng. Sự thay đổi hormone vào thời điểm này có thể gây viêm nướu thai kỳ (nướu bị viêm và sưng). Chị em nên sử dụng, bàn chải mềm cùng với kem đánh răng dịu nhẹ, tránh làm nặng thêm cảm giác buồn nôn; có thể súc miệng thường xuyên nếu bị nghén nặng. Đặc biệt, mẹ bầu không nên chải răng ngay sau khi nôn. Nha sĩ có thể khuyên mẹ bầu dùng nước súc miệng chứa flour.
Trong 3 tháng giữa thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu có thể tăng cao. Tuy nhiên, chị em cần tránh dùng quá nhiều thức ăn vặt chứa đường, ngay cả khi thèm ăn. Thay vào đó, bà bầu nên duy trì chế độ ăn giàu vitamin C, canxi, vitamin B12… những chất này giúp răng chắc khỏe. Hầu hết nha sỹ không khuyến khích tẩy trắng răng khi mang bầu du chưa có chứng minh cụ thể về tác hại đối với thai nhi trong bụng mẹ. Đôi khi, bà bầu có thể mọc u nhỏ tạm thời ở môi hoặc trong khoang miệng.
Mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, phụ nữ
mang thai nên tránh điều trị nha khoa (đặc biệt là trong 6 tuần cuối thai kỳ). Chị em cần duy trì chăm sóc răng miệng cẩn thận tại nhà bằng cách chải răng nhẹ nhàng và dùng thêm chỉ nha khoa. Và trao đổi với bác sĩ về lịch khám răng sau sinh. Sau khi sinh, chị em nên đến phòng khám sớm để được kiểm tra tình hình sức khỏe răng miệng. Đồng thời trì hoãn các thủ thuật nha khoa lớn cho đến thời điểm này. Chụp X-quang, gây tê cục bộ và sử dụng nitro oxide an toàn trong thời gian đang cho con bú. Bé bú sữa ngoài và ăn dặm có thể bị sâu răng. Hãy bắt đầu làm sạch răng lợi cho bé bằng khăn mềm và kem đánh răng riêng biệt. Mẹ cũng không nên trám răng hợp kim trong khi mang thai và đang cho con bú.
Như Quỳnh (t/h)