Tía tô một trong những loại rau thơm thường được sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên có lẽ không nhiều người biết nó còn là một vị thuốc chữa bệnh rất hữu ích.
Tía tô một cây gia vị, tuy vậy đây cũng là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Cây tía tô còn có tên gọi khác là cây tử tô, tô ngạnh và tô diệp, tùy thuộc và những vùng miền khác nhau mà có cách gọi khác nhau. Nó còn có tên khoa học là Perilla frutescens thuộc họ hoa môi Labiatae. Cây tía tô thường mọc quanh năm và có chiều cao trung bình từ 0,5 – 1m, thân thẳng đứng và có nhiều lông mềm ngắn nhỏ mọc xung quanh. Lá của cây tía tô mọc cân xứng nhau và có có hình quả trứng đầu nhọn, rìa cạnh lá kéo dài từ cuống là tới đầu là có răng cưa lớn. Phiến lá có chiều dài khoảng 4cm – 12cm và có chiều rộng khoảng từ 2.5cm đến 10cm. Lá tía tô thường có 2 màu chính đó là màu xanh tím hoặc màu tím.Hoa của cây tía tô thường mọc thành chùm có chiều dài khoảng 6cm cho đến 20cm, quả của cây tía tô có đường kính rất nhỏ khoảng 1mm và hình cầu có màu nâu. Cây tía tô có 2 loại: một loại có màu lục và một loại có màu tím. Cây tía tô có thể bắt gặp ở bất cứ đâu và có thể bắt gặp ngay trong vườn nhà bạn. Cây tía tô thường được trồng bằng hạt và chỉ cần trồng khoảng 2 tháng là có thể thu hoặc lá để sử dụng được.
Tác dụng chữa bệnh của cây tía tô

Theo các nghiên cứu cho thấy, hạt tía tô có hàm lượng dầu khoảng 40%. Và tỷ lệ lớn các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic. Lá tía tô chứa khoảng 0,2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, xeton, furan,… Chiết xuất lá tía tô đã phát hiện thấy các chất chống ô xi hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm, không gây dị ứng và chống lại các khối u.
Cây tía tô có vị cay ấm, lá có tác dụng chữa cảm mạo, sốt, ho, làm cho ra mồ hôi, giúp tiêu hóa. Cành cây tía tô có tác dụng an thai. Quả cây tía tô chữa ho, trừ đờm, hen suyễn. Lá cây tía tô non làm gia vị.
Giải cảm bằng lá tía tô
Lá tía tô được biết đến với công dụng đầu tiên và phổ biến nhất là giải cảm.
Thời tiết thay đổi, sức đề kháng yếu dẫn đến cảm mạo là điều khó tránh khỏi. Người bệnh có thể dùng lá tía tô để xông và nấu cháo lá tía tô để ăn sẽ rất nhanh hết bệnh.
Xông: Chuẩn bị lá tía tia với một ít lá sả và lá hương nhu đem đi rửa sạch và ngâm với nước muối. Sau khi các nguyên liệu được làm sạch và cho vào nồi đun nhỏ lửa đến khi nào sôi thì tắt bếp. Khi xông thì trùm chăn kín và từ từ mở vung để cho hơi trong nồi thoát ra dao cng vừa ở mức có thể chịu được. Thời gian xông khoảng 10-15 phút.
Nấu cháo: Cần chuẩn bị thịt nạc xay lá tía tô và gạo, với cách này thì bạn nấu cháo thịt xay như bình thường, khi ăn thì trộn thêm lá tía tô non thái chỉ vào ăn cùng.
Giảm tình trạng đau dạ dày
Lá tía tô giảm sự gia tăng axit dạ dày nhờ tanin và glucosid, giúp chống viêm và làm se vết loét ở dạ dày. Nhờ vào những thành phần hóa học có trong lá tía mà có thể giúp cải thiện được tình trạng đầy hơi, bụng sôi và đầy bụng cực kỳ tốt. Hơn nữa, nó còn giúp ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày và điều trị co thắt một cách hiệu quả. Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên dùng lá tía tô ở dạng nước sắc. Khi đó có thể hấp thu nhanh hơn, và giảm dịch vị về bình thường với những người bị dạ dày.
Ngăn ngừa bệnh tim nhờ lá tía tô
Thường xuyên sử dụng dầu ăn được chiết xuất từ hạt tía tô có thể giúp ngăn ngừa được các chứng bệnh về tim như bệnh mạch vành và giúp giảm đi các nguy cơ bị huyết khối.
Lá tía tô chống viêm và dị ứng
Những hiệu quả mà lá tía tô trong việc chống lại tình trạng viêm và dị ứng đã được nhiều nhà khoa học chứng mình. Nhờ vào những thành phần có trong lá tía tô mà có thể làm ức chế đi sự kích thích histamine ở các tế bào và giảm đi tình trạng viêm ở da.
Cây tía tô chữa bệnh gút

Đơn giản là thêm tía tô vào bữa ăn, ăn như rau sống tốt hơn là nấu chín. Tất nhiên bạn nên chọn mua nguồn rau sạch nếu không muốn bị thêm “tác dụng phụ”. Mỗi khi thấy khớp xương có dấu hiệu sắp sưng tấy lên, hãy lấy ngay tía tô nhai và nuốt để chặn cơn đau lại. Khi gút phát tác, rửa thật sạch 6-12g lá tía tô rồi cho vào nồi đun sôi, gạn lấy nước uống. Không sắc nước lá tía tô quá 15 phút sẽ làm mất tinh dầu trong lá.
Trị viêm khớp dạng thấp
Tía tô có tác dụng giảm đau kinh nguyệt, giảm nguy cơ, ngăn ngừa ung thư vú và điều trị các bệnh tự miễn dịch như lupus và
viêm khớp dạng thấp.
Thư giãn tinh thần
Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, nghiên cứu sơ bộ cho thấy tía tô chứa axit rosmarinic, axit caffeic và apigenin giúp ngăn ngừa và điều trị chứng trầm cảm. Đặc biệt khi khuếch tán tinh dầu tía tô, hấp thu qua đường hô hấp cho thấy hoạt động chống trầm cảm giống, có tác dụng lên nâng cao tinh thần, cải thiện tâm trạng.
Công dụng làm đẹp từ lá tía tô

Phương pháp làm trắng da bằng cách tắm với nước lá tía tô được phụ nữ Nhật Bản rất ưa chuộng. Họ hay dùng lá Tía tô tươi nấu với nước sôi trong khoảng 15 phút rồi dùng nước này để tắm. Khi tắm dùng phần bã chà xát khắp người. Chỉ sau một thời gian ngắn, da sẽ trở nên trắng sáng và mịn màng hơn rất nhiều.
Cách 1: Uống lá tía tô
Cách làm: Lá tía tô rửa sạch, phơi khô và pha như pha trà, uống hàng ngày. Hiệu quả: Làm trắng da, tăng độ ẩm cho da, chống lão hóa, làm mềm những vết chai sần trên da. Lưu ý: Nên uống từ từ từng ngụm một. Khi uống từ từ các dưỡng chất trong lá tía tô ngấm dần và làm cho da khỏe, trắng dần.
Cách 2: Tắm trắng bằng lá nước tía tô
Cách làm: Dùng cành và lá tía tô tươi, thái nhỏ, rửa sạch hoặc cành. Lá tía tô khô ngâm vào nước sôi trong khoảng 15 phút. Hòa cùng với nước lạnh đến độ ấm vừa đủ tắm khoảng 4 lần/tuần. Hiệu quả: Cải thiện làn da, làm trắng da.
Lưu ý: Tía tô mang đến nhiều công dụng trong sức khỏe và làm đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được và cần lưu ý: Người có cơ địa mồ hôi bị cảm nóng thì không nên dùng lá tía tô. Sử dụng lâu ngày và không đúng cách có thể khiến người mệt mỏi, táo bón… Nếu bạn thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường khi sử dụng lá tía tô, thì hãy dừng lại ngay để tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Với phụ nữ
mang thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng lá tía tô, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Nguyễn Dung (t/h)