Dây thìa canh là một loại thảo dược quý của nước ta, đặc biệt có hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Công dụng này đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh.
Thìa canh là một trong những cây thuốc Nam rất quý được dùng trong Đông y với tác dụng chữa bệnh tuyệt vời. Dây thìa canh có tên khoa học là gymnema sylvestre, 1 loại cây dây leo, thân gỗ, được sử dụng tại Ấn Độ, Trung Quốc hơn 2.000 năm nay để trị bệnh nước tiểu ngọt như mật. Nó còn có tên Gurmar, có nghĩa là kẻ huỷ diệt đường.
Hoạt chất chính trong dây thìa canh là gymnemic acid, với cơ chế tác dụng đã được xác định là tăng tiết insulin của tuyến tuỵ, tăng cường hoạt lực của insulin, ức chế hấp thu glucose ở ruột, làm tăng hoạt tính của men hấp thu và sử dụng đường,
giảm cholesterol và lipid máu. Đến nay đã có khoảng 70 nghiên cứu về dây thìa canh trên thế giới, bao gồm cả nghiên cứu trên động vật và người, các nghiên cứu đã cho thấy tác dụng giảm đường huyết rất rõ rệt của dây thìa canh.
Tác dụng của dây thìa canh trong điều trị tiểu đường
Gymnemic acid là hoạt chất tạo nên tác dụng điều trị tiểu đường của cây dây thìa canh. Với cơ chế tăng tiết dịch ở tuyến tuỵ một cách tự nhiên. Nhờ vậy thìa canh có hiệu quả rất tuyệt vời trong điều trị bệnh tiểu đường, được mệnh danh là khắc tinh của bệnh tiểu đường.
Theo thống kê 2002, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở nước ta là 40%, trong đó người từ 30 tuổi đến 64 tuổi là 2,7% (tương đương với gần 2 triệu người). Đặc biệt là khu vực thành thị, có tỷ lệ là 4,4%. Đây là căn bệnh hầu hết đều phát hiện ra bệnh khi đã bước sang giai đoạn nặng, mà đa số người bệnh đã không thể phát hiện và được điều trị kịp thời. Căn bệnh này gây ra những biến chứng về thần kinh cho 44% người bệnh đái đường ở nước ta và 71% số bệnh nhân có những biến chứng về thận, còn lại 8% bị biến chứng về mắt, cùng các biến chứng về tim mạch, khớp. Đặc biệt nguy hiểm là các biến chứng có thể dẫn đến tàn phế hoặc tử vong.
Trong nhiều những kết quả nghiên cứu hiện đại đã thấy cơ chế tác dụng của cây thìa canh là cơ chế kép. Cụ thể là các nghiên cứu đã được thực hiện trên động vật đã được gây tiểu đường đã cho thấy cây thìa canh còn có tác dụng ngăn đường tăng cao. Ngoài ra, qua nghiên cứu các nhà khoa học còn thấy xuất hiện các tế bào vị giác có cấu trúc giống như các tế bào hấp thu đường, gồm những phân tử được sắp xếp giống cấu trúc cảu phân tử đường glucoza, làm các tế bào này không bị khích động bởi đường và đồng thời không hấp thu đường trong ruột.
Thìa canh có tác dụng đặc biệt với người bệnh đái đường là làm ổn định và kéo dài hàm lượng đường huyết trong cơ thể, nên nó trở thành bài thuốc hiệu quả để phòng ngừa và phòng chống được những biến chứng bệnh mà căn bệnh đái tháo đường gây ra.
Về dược tính thì theo các kết quả nghiên cứu cho rằng, trong thìa canh các thành phần có tính kích thích
dạ dày, lợi tiểu, bổ dưỡng và làm giảm đường trong máu. Ngoài ra nó còn có tác dụng gây ức chế thần kinh cao hơn là tương tác hóa học. Tác dụng này quá đặc biệt, nhất là với vị ngọt, bởi vậy cho nên các vị ngọt khác nhau của đường, đại diện như acide amine, cùng các chất ngọt hóa học tất cả đều mất mà phải nhiều giờ sau thì mới phục hồi được vị giác. Tuy vậy, kháng thể chống lại gurmarin có trong huyết thanh lại có khả năng rút ngắn thời gian này và khi tiêm vào động mạch chất gurmarin lại không làm mất đi vị giác của ngọt. Do đó rất nhiều người đã khẳng định rằng gurmarin đã tác dụng trên đỉnh của tế bào vị giác, bởi vậy nên có lẽ nó đã bám lên các thụ thể proteine của vị giác ngọt.
Tính hạ đường huyết còn được thể hiện khác trong một nghiên cứu so sánh cây thìa canh với tolbutamide trên các con chuột lớn trong 1 tháng, cuối cùng kết quả cho thấy thực chất cây thìa canh có tác dụng hạ đường huyết tương đương với tolbutamide. Một thí nghiệm được nghiên cứu trên 22 bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường tuýp II: Các nhà nghiên cứu đã cho họ uống cao thìa canh từ 18 – 20 tháng kết hợp cùng với thuốc trị tiểu đường khác thì kết quả cho thấy nhóm mà được uống thìa canh này giảm đã đường đồng thời giảm hemoglobine A1C đáng kể và kéo theo tăng lượng Insuline tiết ra từ tụy tạng. Chính lượng thuốc trị căn bệnh đái đường cũng giảm đi và trong đó có 5 người sau đó có thể bỏ thuốc hoàn toàn
Cách dùng dây thìa canh điều trị tiểu đường
Chuẩn bị: 50g thìa canh khô, 1 ấm đun hoặc 1 bình giữ nhiệt.
Cách chế biến: Đem rửa thìa canh 1 lần qua nước sạch một lần, bỏ thìa canh vào ấm đun, thêm khoảng 1,5 lít nước. Đun sôi và duy trì sôi nhỏ lửa thêm khoảng 15 phút cho ngấm (Đến khi thấy cạn nước còn một nửa) thì có thể sử dụng được.
Cách dùng: Thời điểm dùng thìa canh tốt nhất là sau bữa ăn, đây là thời điểm giúp bệnh nhân hạ đường huyết tốt nhất. Nước uống có mùi vị thơm, dễ uống và đặc biệt không gây cảm giác ngái khó chịu khi sử dụng. Dây thìa canh cũng không đắng như mướp đắng nên rất tiện khi sử dụng lâu dài hàng ngày. Có thể dùng kết hợp dây thìa canh với cây nở ngày đất để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh Tiểu đường và ổn định đường huyết (Nở ngày đất là cây thuốc quý mới được phát hiện và sử dụng ở Việt Nam, cây có tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường, ổn định huyết áp, hỗ trợ
điều trị bệnh gút và giúp hạ mỡ máu …..) Nếu không có điều kiện đun nấu, bạn có thể hãm thìa canh bằng bình giữ nhiệt như hãm trà. Khi hãm theo cách này, bạn nên chia nhỏ làm 2 lần hãm trong ngày, mỗi lần hãm khoảng 25g.
Công dụng khác của dây thìa canh với sức khỏe
Chống béo phì: Theo một nghiên cứu từ Ấn Độ về kết quả thử nghiệm tác dụng của thìa canh kết hợp cùng các loại thuốc khác của ĐH Panjab trên những con chuột thí nghiệm đã cho thấy kết quả bất ngờ, nó loại bỏ được cảm giác thèm ăn ở chuột và đưa cân nặng về mức chuẩn.
Giảm mỡ máu: Từ những thí nghiệm ở những con chuột đã được uống dịch chiết cao từ lá thìa canh, chất kết tủa của dịch chiết ở môi trường acide và đồng thời phân tách cột của Gymnemagenin, nhưng họ không cho chuột uống thuốc tự do rồi lấy nó phân tích mà họ phân tích lượng steroide tiết ra theo phân. Mặc dù thể trọng và số lượng thức ăn nạp vào không thay đổi đáng kể, nhưng lượng GSF tách rời theo cột làm cho tăng lượng steroide tiết ra theo phân, nhất là những acide mật phụ thuộc vào steroide trung tính hay acide cholic. Kết quả trên cho thấy lá thìa canh làm tăng sự bài tiết các cholesterol xấu và acide cholic theo phân.
Điều trị huyết áp cao: nó đặc biệt tốt cho những bệnh nhân tiểu đường, béo phì. Bởi bệnh tiểu đường béo phì thường đi đôi với chứng cao huyết áp. Sử dụng dây thìa canh sẽ giúp người bệnh cùng lúc khống chế được cả hai căn bệnh này.
Ổn định nhịp tim: Tăng nhịp tim do huyết áp tăng cao cũng là một trong những biểu hiện thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường, dây thìa canh chính là xúc tác giúp ổn định nhịp tim cho người bệnh nhờ hiệu quả hạ huyết áp.
Lưu ý khi sử dụng dây thìa canh:
Với phụ nữ mang thai và cho con bú: Hạn chế sử dụng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.
Các phản ứng phụ: Không gây phản ứng phụ cho người dùng.
Như vậy, cây dây thìa canh Việt Nam cũng có thể ứng dụng điều trị cho cả bệnh nhân
tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 và phối hợp với các thuốc khác để kiểm soát và ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng. Hiệu quả điều trị sẽ thấy rất rõ sau thời gian sử dụng dây thìa canh khoảng 2-3 tháng, kết hợp với chế độ ăn uống, thể dục đều đặn.
Nguyễn Dung (t/h)