Khi mang thai, cơ thể của thai phụ sẽ cần nhiều hơn lượng vitamin, khoáng chất, protein... để đáp ứng đủ nhu cầu calo cho cả thai nhi và người mẹ.
Mang thai những tuần đầu
Trong những tuần đầu của
thai kỳ, những thực phẩm mà người mẹ tiêu thụ sẽ đóng vai trò là nguồn dự trữ dinh dưỡng cho cả mẹ bầu và em bé. Do đó, điều rất quan trọng là bà bầu có thể dự trữ tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Thực phẩm giàu axit folic là thứ phù hợp để ăn ở giai đoạn này vì chúng giúp phát triển cột sống sớm cho thai. Ăn rau xanh cũng có thể giúp giảm ốm nghén vì chúng giàu magiê.
Axit folic hỗ trợ phát triển cột sống cho thai nhi giai đoạn đầu
Gợi ý thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung trong những tuần đầu gồm rau có màu xanh đậm; bông cải xanh; trứng; cây họ đậu.
Giai đoạn mang thai tuần 4 đến tuần 12
Vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, các tế bào hồng cầu bé bắt đầu hình thành và tim bắt đầu bơm máu. Ở giai đoạn này, bà bầu nên tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt để hỗ trợ quá trình này diễn ra ổn định. Nếu chị em là người ăn chay có thể tăng tốc quá trình hấp thụ sắt bằng cách uống nước ép trái cây như nước cam giàu vitamin C. Ngoài ra, một số thực phẩm mẹ bầu nên tăng cường bổ sung như sữa và các chế phẩm từ sữa; trứng; thịt; hải sản…
Sắt có lợi cho quá trình phát triển hồng cầu của thai nhi
Vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất, não thai nhi bắt đầu phát triển nhanh hơn bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể. Bởi vậy, mẹ bầu nên ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3 và DHA trong giai đoạn này, sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của thai nhi. Các thực phẩm này bao gồm cá thu, cá mòi, bổ sung vitamin trước khi sinh có chứa EPA hoặc DHA.
Giai đoạn mang thai tuần 13 đến tuần 28
Đây là một giai đoạn quan trọng vì em bé đang phát triển bứt phá. Vì thế, mẹ bầu cần rất nhiều chất dinh dưỡng vào thời điểm này. Trong đó, Beta-carotene và DHA tốt cho mắt, bao gồm cà rốt, khoai lang, rau bina, cá thu, cá mòi… Canxi cần cho sự phát triển và củng cố xương, có trong sữa, sữa chua, đậu hũ, phô mai, cá mòi…
Vitamin D giúp quá trình hấp thụ canxi diễn ra tối ưu
Không thể bỏ qua vitamin D, bởi loại vitamin này giúp thai nhi hấp thụ canxi một cách hiệu quả hơn. Bạn có thể bổ sung canxi thông qua các loại thực phẩm như cá mòi, cá trích, sữa bổ sung vi chất… Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là kẽm. Kẽm giúp sản xuất, sửa chữa và hỗ trợ hoạt động của DNA. Bạn có thể bổ sung kẽm bằng cách ăn các loại thịt đỏ, động vật có vỏ, đậu, quả hạch, các loại ngũ cốc, sản phẩm sữa…
Giai đoạn mang thai tuần 29 đến tuần 40
Đến gần hơn những tuần cuối cùng của thai kỳ, có rất nhiều thực phẩm bạn phải bổ sung vào chế độ ăn uống của mình. Trong đó có vitamin K giúp ích cho quá trình đông máu. Vitamin K có trong cải xoăn, rau bina, rau diếp xanh, bông cải xanh, súp lơ, cải bắp…
Đặc biệt, thai nhi trong những tuần cuối thai kỳ rất cần canxi và magiê giúp xương chắc khỏe hơn. Lượng canxi dồi dào sẽ có trong sữa, phô mai, cây họ đậu, trái bơ, trái chuối, quả mâm xôi… Ngoài ra, Selen ít được biết tới nhưng nó đóng vai trò quan trọng cho phổi hoạt động khỏe mạnh. Mẹ bầu có thể bổ sung chất này bằng các loại thực phẩm như quả hạch brazil, trứng hay gạo lức.
Giai đoạn sau sinh
Nguồn
dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh cũng quan trọng không kém. Những dưỡng chất nạp vào cơ thể người mẹ sẽ được truyền cho em bé thông qua sữa mẹ. Tất nhiên, những dưỡng chất này cũng giúp cho cơ thể chị em được khỏe mạnh. Vấn đề phổ biến nhất với các chị em phụ nữ sau sinh đó chính là vết mổ. Với bà mẹ sinh thường, vết khâu có thể ít hơn nhưng nó vẫn đủ để gây ra biến chứng nếu không được chăm sóc cẩn thận. Chế độ dinh dưỡng bao gồm các loại như hạt mè, quả hạnh, hạt điều… giúp giảm viêm hiệu quả, vết thương nhanh phục hồi.
Sau sinh chị em cần thêm 300 calo mỗi ngày
Song song với đó, quá trình phát triển về đôi mắt của em bé sẽ diễn ra đến hết 6 tháng sau khi sinh. Vì vậy, ăn thực phẩm giàu beta-carotene sẽ giúp ích nhiều hơn cho quá trình này thông qua sữa mẹ. Và cà rốt, khoai lang… là những
thực phẩm làm tốt điều này. Sau khi sinh, chị em cũng nên tăng thêm 300 calo mỗi ngày giúp em bé có đủ chất dinh dưỡng, cơ thể người mẹ cũng được bù đắp năng lượng.
Như Quỳnh (t/h)