Từng bị chó pitbull cắn rách má khi lên 9 tuổi, bà mẹ trẻ buộc phải cấy ghép da từ vùng kín lên mặt. Ai ngờ, nhiều năm sau cô phải chịu tình cảnh "dở khóc dở cười".
Trang The Sun đưa tin, trong chương trình thực tế Botched (tạm dịch là chỉnh sửa và phục hồi những rủi ro trong phẫu thuật thẩm mỹ), người mẹ trẻ Crystal Coombs đã chia sẻ câu chuyện éo le có thật về cuộc đời mình.
Từng bị chó pitbull cắn rách má khi lên 9 tuổi, bà mẹ trẻ buộc phải cấy ghép da từ vùng kín lên mặt vì lúc đó, các bác sĩ cũng không còn biện pháp nào khác.
Từng bị chó pitbull cắn rách má khi lên 9 tuổi, bà mẹ trẻ buộc phải cấy ghép da từ vùng kín lên mặt vì lúc đó, các bác sĩ cũng không còn biện pháp nào khác.
Tuy nhiên, nhiều năm trôi qua, Crystal Coombs đã lập gia đình và làm mẹ bỗng dưng hốt hoảng khi thấy phần da cấy ghép có biểu hiện khác thường. Cụ thể, phần da bỗng nhiên đổi màu, đen sạm và thậm chí còn mọc nhiều lông cứng khiến cô hoang mang. Những sợi lông mọc trên vùng da cấy ghép khác hẳn với những sợi lông tơ mọc trên cằm và trên mặt. Mặt người mẹ trẻ trở nên dị dạng bởi vùng da có màu khác thường và sần sùi cùng những sợi lông mọc mất kiểm soát.
Khuyết điểm trên khuôn mặt khiến Crystal vô cùng lo lắng và xấu hổ. Cô khép mình trong nhà và không dám tiếp xúc với những người xung quanh. Cô cho biết: "Phần lông mọc trên má tôi chắc chắn là lông ở vùng kín. Thế nhưng trước đây, các bác sĩ không hề cảnh báo hậu quả này với tôi và gia đình khi tiến hành cấy ghép da". Crystal lo lắng, khuôn mặt kỳ lạ này sẽ khiến con gái cô trở thành đối tượng bị trêu chọc.
Trước tình huống này, bác sĩ Terry Dubrow, Hadley King và Paul Nassif trong chương trình Botched đã vô cùng bối rối. Họ không hiểu tại sao khi đó các bác sĩ lại dùng da ở vùng kín cấy ghép cho cô.
Phần da bỗng nhiên đổi màu, đen sạm và thậm chí còn mọc nhiều lông cứng khiến cô hoang mang.
Bác sĩ Hadley King cho biết: Khi cấy ghép da, da của người hiến phải phù hợp với da của người nhận vì da sẽ duy trì các đặc điểm của nó. Ví dụ như, một bác sĩ phẫu thuật sửa chữa vết thương mũi thì sẽ lấy phần da từ bên trong của tai ngoài, vì phần da này xốp và có ít lông tương tự như mũi. Do đó, trường hợp của Crystal thay đổi màu da là điều dễ hiểu vì chỗ ghép da của cô không phù hợp về màu sắc, kết cấu độ mịn, độ dày của da cũng như sự tăng tưởng của lông.
Bác sĩ Dubrow khẳng định, ca khắc phục này sẽ khá phức tạp. Việc ghép da ở các khu vực như mũi, má và mắt có thể làm thay đổi đường nét trên khuôn mặt và yêu cầu kỹ thuật cao hơn các bộ phận khác. Cuối cùng, các chuyên gia của chương trình vẫn quyết định tiến hành ca phẫu thuật.
Để tiến hành
phẫu thuật, các bác sĩ đã chèn một miếng đệm để kéo căng má, sau đó loại bỏ miếng da ghép lúc đầu, thu hẹp khoảng cách khi vùng má bị mất đi phần da gắn kết. Sau đó, bệnh nhân sẽ phải sống cùng bộ cấy nhân tạo dưới má và tiêm nước muối thường xuyên trong 1 tháng. Ca phẫu thuật cuối cùng đã thành công, vị trí phẫu thuật trên mặt của Crystal chỉ còn một vết sẹo mỏng, khuôn mặt không thay đổi nhiều. Điều này cũng khiến bà mẹ trẻ bớt tự ti và mặc cảm hơn.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/01/10/lay-da-vung-kin-ghep-len-mat-ba-me-hoang-hot-khi-da-bong-den-sam-va-xay-ra-tinh-trang-kho-do_10012020090455.mp4[/presscloud]
Góa phụ và cuộc gặp gỡ người ghép mặt của chồng. Nguồn: VTC14.
Thùy Nguyễn (t/h)