Thuốc Spasrincaps nằm trong nhóm thuốc đường tiêu hóa, được bào chế dưới dạng viên nang cứng, có màu vàng và trắng. Thuốc Spasrincaps có thành phần Alverin citrat 40 mg.
Chỉ định dùng thuốc Spasrincaps
Spasrincaps được chỉ định để chống co thắt trơn
đường tiêu hóa, tiết niệu, cơm đau do co thắt.
Hướng dẫn sử dụng và liều lượng
Thuốc Spasrincaps dủng cho đường uống
Liều dùng
Người lớn và người cao tuổi, uống 1 hoặc 2 viên/lần, ngày 1-3 lần.
Trẻ em dưới 12 tuổi, không nên dùng.
Bệnh nhân nên dùng theo sự chỉ định của thầy thuốc kê đơn.
Chống chỉ định
Spasrincaps không dùng cho các chứng đau không rõ nguyên nhân.
Phụ nữ đang cho con bú.
Bệnh nhân huyết áp thấp.
Tuyệt đối không dùng cho trẻ em.
Người bị tắc ruột, liệt ruột.
Tác dụng phụ
Spasrincaps có thể gây một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như: nổi mề đay, phù thanh quản, sốc. Ngoài ra, người dùng cũng có thể gặp chứng hạ huyết áp, đau đầu, chóng mặt.
Cảnh báo thận trọng khi dùng thuốc
Nếu gập bất cứ triệu chứng bất thường nào khi dùng thuốc, bệnh nhân nên thông báo với bác sĩ để được kịp thời xử lý.
Đối với phụ nữ có thai, mặc dủ thuốc không gây quái thai nhưng không nên dùng thuốc trong thời kỳ mang thai vì bằng chứng về độ an toàn trong các nghiên cứu lâm sàng còn giới hạn. Điều này cũng tương tự như với phụ nữ cho con bú.
Lưu ý về thành phần thuốc Alverin citrate
Tác động của thuốc giảm co thắt trơn
Cơ thể bạn chia ra 3 loại cơ, gồm: Cơ vân, cơ tim và cơ trơn. Trong đó, cơ trơn hay còn gọi là cơ tạng, bao xung quanh các tạng rỗng (đường ruột), hay các ống dẫn trong cơ thể như đường mật, tiết niệu,tử cung,âm đạo, mạch máu, phế quản, tiểu phế quản…
Bạn không thể nào điều khiển được hoạt động của cơ trơn, hay nói cách khác, sự co thắt của cơ trơn nằm ngoài ý muốn của con người.
Thuốc alverin citrate có tác dụng giảm đau, chống cơ trơn
Tác dụng của thuốc giảm đau, chống co thắt cơ trơn làm giãn các cơ trơn, giảm cường độ và nhịp độ co bóp của cơ trơn, từ đó làm giảm đau.
Trong số các loại thuốc giảm đau thì thuốc giảm đau, chống co thắt cơ trơn được sử dụng nhiều trong điều trị, nhằm làm giảm hoặc hết cơn đau do co thắt đường tiêu hóa, đường mật, tiết niệu và đường sinh dục.
Thuốc giảm đau co thắt trơn alverin citrate
Về thuốc giảm đau, chống co trơn, phổ biến nhất người ta thường hay dùng là drotaverine và alverin citrate. Công dụng của cả hai đều có công dụng để giảm đau, nhưng chúng lại có những lưu ý khi sử dụng và tác dụng phụ cũng khác nhau.
Nói riêng về alverin citrate, thuốc có tác dụng trực tiếp lên cơ trơn, làm giảm chứng sưng phù và cơn đau co thắt ở phần dưới dạ dày, tức ở vùng bụng. Vì vậy, nó được sử dụng để làm giảm chứng đau do viêm loét dạ dày - tá tràng và các bệnh đường ruột, viêm đại tràng co thắt và bệnh túi thừa.
Bên cạnh đó, alverin cũng có thể được sử dụng để giúp làm giảm hoặc cắt cơn đau trong kỳ kinh nguyệt với phụ nữ.
Thuốc chống chỉ định cho những người mắc bệnh tắc, hoặc bán ruột, liệt ruột. Theo khuyến cáo, trẻ em dưới 12 tuổi không thích hợp với thuốc này.
Đồng thời, vận động viên đang thi đấu cũng không nên dùng, bởi viên đạn đặt hậu môn có chứa một hoạt chất có thể gây phản ứng dương tính khi kiểm tra chống doping.
Thuốc cũng gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt.
Quá trình dùng thuốc, bệnh nhân có thể gặp chứng đi tiểu ra máu, táo bón nặng, sốt, chảy máu hoặc tiết dịch bất thường ở âm đạo.
Nếu xuất hiện một trong các triệu chứng như trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.
Hãy ngừng sử dụng thuốc ngay khi có biểu hiện khó thở, thở hụt hơi, thở khò khè, sưng mặt hoặc cũng có thể ở các bộ phận khác. Các phản ứng dị ứng (mẩn ngứa hoặc phát ban da). Triệu chứng ảnh hường gan như vàng da và mắt.
Khuyến cáo, những người không có chuyên môn về y dược, không tự động mua thuốc để sử dụng.
Trước khi sử dụng, nên có sự tư vấn và dùng theo đơn của bác sĩ.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/26/Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng_26032020112229.mp4[/presscloud]
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Minh Tú (t/h)