3 tháng đầu của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ nhất) là giai đoạn thai nhi mới thụ tinh và người mẹ sẽ cần thay đổi nhiều trong thói quen sinh hoạt của mình để đảm bảo an toàn cho con.
Cơ thể mệt mỏi
Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, khoảng 90% phụ nữ đều gặp phải hiện tượng mệt mỏi. Điều này là do cơ thể người mẹ sản sinh ra hoocmon Progesterone lớn, thai phụ dễ mệt, buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu. Bên cạnh đó, khi bắt đầu mang thai cơ thể người mẹ sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn bình thường để chuyển hóa dưỡng chất tới
thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu dễ mệt mỏi khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu có thể do cơ thể bị thiếu sắt, mất ngủ thường xuyên, tiểu đường khi mang thai, hạ đường huyết…
Mẹ bầu mệt mỏi vì cơ thể chuyển hóa dưỡng chất nhiều hơn cho thai nhi
Đặc biệt, mẹ bầu không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Vào thời gian nghỉ ngơi, mẹ bầu nên nâng cao chân sẽ giúp giảm bớt trọng lượng dồn vào phần chân, bạn sẽ bớt mệt mỏi.
Ngực sưng, căng cứng
Bầu sữa chính là “kho thức ăn” cho bé sau khi sinh. Vậy nên, trong thời gian mang thai, cùng với sự phát triển của thai nhi, bầu sữa mẹ cũng có sự thay đổi sau khi sinh nở. Thông thường, từ 4-6 tuần, ngực sẽ căng tức, tình trạng đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Vào 3 tháng đầu của thai kỳ, nồng độ
estrogen sẽ tăng, kích thích sự phát triển của tuyến sữa.
Kích thích tuyến sữa trong khi mang bầu khiến thai phụ đau tức ngực
Bạn có thể chọn loại áo lót rộng hơn để nâng đỡ bầu ngực hoặc liên hệ với bác sĩ ngay khi tình trạng đau đớn này không thuyên giảm theo thời gian mà trở nên nghiêm trọng hơn.
Ốm nghén
Ốm nghén là một trong những triệu chứng điển hình xuất hiện ở thời kỳ đầu của quá trình mang thai. Nguyên nhân của việc ốm nghén chưa thực sự rõ ràng, nhưng nó được cho là có sự liên quan đến sự thay đổi trong sự cân bằng nội tiết tố khi mang thai. Cụ thể là loại hoocmon HCG (hoocmon thai kỳ được tiết ra bởi nhau thai) tăng vọt sau mỗi tuần thai nhi làm đầy dạ dày của mẹ, từ đó gây ra ốm nghén.
Dạ dày tiêu hóa thức ăn chậm khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn
Thay vì ba bữa ăn lớn, hãy cố gắng ăn các bữa ăn nhỏ trong suốt cả ngày. Ăn các bữa ăn nhỏ sẽ giúp cơ thể người mẹ tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Mẹ bầu có thể ăn một gói bánh quy muối vào sáng sớm trước khi ra khỏi giường để có thể giúp giải khắc phục vấn đề này của dạ dày.
Cảm giác thèm ăn
Những cơn thèm này xảy ra thường trong thời kỳ đầu của thai kỳ, bởi vì cơ thể người mẹ đang thông báo sự thiếu hụt của một số chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất và cần được bổ sung. Nếu sự thèm ăn liên quan đến những thực phẩm lành mạnh sẽ được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu người mẹ có cảm giác thèm ăn quái dị như giấy, tóc… nên gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được tư vấn.
Táo bón
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sự phát triển dần của thai nhi cũng như sự mở rộng của tử cung gây một áp lực nhất định lên ruột. Áp lực này có thể khiến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn.
Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung chất xơ, nhất là vào 3 tháng đầu của thai kỳ để kiểm soát hiệu quả tình trạng táo bón. Các nguồn chất xơ tuyệt vời bao gồm bột yến mạch, táo, bánh mì nguyên chất và gạo nâu. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày cũng có thể giúp chống táo bón.
Đi tiểu nhiều

Thai nhi đè nặng lên bàng quang khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều
Một trong những biểu hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ khiến mẹ bầu có đôi chút khó chịu đó là đi tiểu thường xuyên. Điều này xảy ra là do áp lực của tử cung đặt lên bàng quang ngày một tăng. Mẹ bầu cân tránh dùng caffeine có thể giúp kiểm soát ham muốn đi tiểu. Vì caffeine có trong thuốc lợi tiểu, có nghĩa là nó khiến bạn cần phải đi vệ sinh mọi lúc.
Ợ nóng
Chứng ợ nóng (còn gọi là trào ngược axit hay chứng khó tiêu axit) là một cảm giác nóng rát thường lan từ vùng dưới xương ức tới vùng họng dưới. Nhiều thai phụ bị ợ nóng vào thời kỳ đầu của thai kỳ, do sự tăng nồng độ hormone progesteron khi mang thai làm dãn cơ trơn tử cung. Hormone này cũng làm giãn van ngăn cách dạ dày và thực quản, điều này làm axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra cảm giác nóng rát.
Mẹ bầu cần tránh những thực phẩm và đồ uống gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đồ uống có gas, rượu, caffein, nước cam, chanh…. Nên chia làm bữa ăn nhỏ giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn và tránh uống quá nhiều nước trong bữa ăn. Mẹ bầu cần nghỉ ngơi 2-3 giờ trước khi đi ngủ, mặc đồ thoải mái và mềm mại…
Bổ sung axit folic
Axit folic đặc biệt quan trọng trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, vì nó giúp tránh hiện tượng dị tật bẩm sinh. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung khoảng 400 mcg axit folic mỗi ngày.
Như Quỳnh (t/h)