Mang thai tháng đầu có được uống sữa bầu không?
Hiện nay, không ít phụ nữ mang thai thắc mắc nên uống sữa bầu vào tháng thứ mấy. Hội chị em phổ biến bắt đầu uống sữa bầu từ cuối tuần thứ 5 hoặc thứ 8 của thai kì khi. Thực tế, các chuyên gia cho rằng chị em nên bắt đầu uống sữa bầu ngay từ khi biết mình có thai.

Tuy nhiên, hầu hết mẹ bầu đều không chắc chắn mình có thai cho đến khi xuất hiện các triệu chứng ốm nghén rõ ràng. Từ tháng thứ 2 trở đi, khi biết chắc có thai các bà bầu mới bắt đầu tầm bổ.
Mặt khác, một số lời khuyên cho rằng trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu chưa cần uống sữa bầu, vì thai nhi còn quá nhỏ chưa cần bổ sung nhiều dinh dưỡng. Quan niệm này không thực sự chính xác bởi những tháng đầu thai kỳ, bà mẹ cần bổ sung nhiều chất để phòng ngừa dị tật thai nhi cho con.
Khi không nhận biết được bản thân có thai sớm, thai phụ vẫn nên uống sữa bầu ở thời điểm thai nhi được 20 tuần tuổi trở đi. Bởi đây là lúc thai nhi phát triển mạnh về trí não, hệ xương và răng, rất cần bổ sung canxi và nhiều chất dinh dưỡng khác.
Thực tế không có khuyến cáo nào về thời điểm chính xác nên uống sữa bầu. Bà bầu nếu cảm thấy cần thiết, hãy xin ý kiến bác sĩ về việc uống sữa bầu thích hợp.
Mang thai có bắt buộc phải uống sữa bầu?
Không ít chị em truyền tai nhau rằng khi mang thai bắt buộc phải uống sữa bầu thì con mới khỏe. Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Phó viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, đây là quan điểm hoàn toàn không chính xác. Nếu chỉ cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày thì không cần thiết phải uống sữa bầu.

Việc có uống sữa bầu hay không và chọn loại nào phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Một số người bị ốm nghén rất sợ mùi sữa bầu, chỉ cần ngửi mùi là cảm thấy buồn nôn, khó tiêu. Có người lại cơ địa dị ứng với sữa nên không thể uống được.
Về dinh dưỡng, sữa bầu được thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai, nên được bổ sung thêm một số vitamin và khoáng chất quan trọng cho phụ nữ có thai như sắt, acid folic, vitamin B12…
Vậy nên uống sữa bầu đến khi nào. Các bác sĩ khuyên rằng thai phụ có thể uống sữa bầu cho tới khi chấm dứt thai kỳ, em bé chào đời. Thậm chí một số người sinh xong vẫn duy trì uống sữa thêm một thời gian để lấy sữa cho con bú.
Mang thai nên uống loại sữa bầu nào?
Phụ nữ mang thai có thể uống đa dạng các loại sữa bầu. Mỗi loại sữa lại có giá trị dinh dưỡng và lợi ích khác nhau.
Sữa đậu nành: Một số bà bầu lo sợ uống sữa đậu nành ảnh hưởng tới giới tính thai nhi nhưng điều này là không có cơ sở khoa học. Sữa đậu nành là nguồn cung cấp canxi, vitamin A,D,B12 dồi dào không kém sữa bò. Bà bầu nên uống sữa đậu nành thành nhiều bữa trong ngày, không nên uống quá 500 ml sữa để tránh bị đầy bụng.
Sữa hạnh nhân: Hạt hạnh nhân rất giàu axit folic, sắt, chất xơ, chất đạm mà không chứa chất béo vô cùng thích hợp với phụ nữ mang thai, không lo bị thừa cân, tăng đường huyết.

Sữa gạo: Một ly sữa gạo cung cấp khoảng 20mg canxi và vitamin nhóm B phong phú, lại có hàm lượng chất béo thấp rất tốt cho bà bầu, đặc biệt là bà bầu thừa cân, tiểu đường thai kỳ.
Sữa yến mạch: Loại sữa này cung cấp nhiều yếu tố vi lượng như mangan, kali, phốt pho, canxi rất cao tới 120 mg trong một ly sữa.
Sữa tươi dành cho bà bầu: Các loại sữa tươi hầu hết được lấy trực tiếp từ động vật như bò, dê... rồi xử lý tiệt trùng, có thể để nguyên chất hoặc kết hợp hương liệu rồi đóng gói trong chai, hộp. Mẹ bầu có thể chọn sữa tươi tách béo và sữa béo hoặc có đường hay không đường.
Một số bà bầu không thể uống sữa bột nhưng có thể uống sữa tươi cũng là nguồn bù đắp dinh dưỡng tốt. Nếu kết hợp thêm ăn sữa chua hoặc phô mai thì không lo thiếu chất.
Sữa bột: Các loại sữa bột dành cho bà bầu được đánh giá là giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng uống được. Sữa bột được bổ sung đầy đủ chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, axit folic, DHA, probiotic... Vì quá nhiều chất dinh dưỡng nên bác sĩ khuyến cáo bà bầu chỉ nên uống 2 cốc sữa bột/ngày, cốc khoảng 50g, không uống quá nhiều dễ gây ngán và khó tiêu.