Bà bầu 9 tháng ăn 9 quả trứng ngỗng cho con sinh ra thông minh vượt trội, bác sĩ nói gì?

Quan niệm dân gian cho rằng mẹ bầu ăn trứng ngỗng bồi bổ rất tốt, 9 tháng nên ăn 9 quả trứng ngỗng cho con thông minh. Liệu trứng ngỗng có thật sự bổ dưỡng, mang thai tháng thứ 1 được ăn trứng ngỗng không?
Nhiều người ví trứng ngỗng như "thần dược" cho bà bầu. Khi mang thai mỗi tháng phải ăn một quả cho bổ não, để con sinh ra thông minh. Liệu trứng ngỗng có thật sự bổ dưỡng như lời đồn. Bà bầu có thể ăn trứng ngỗng từ lúc nào, mang thai tháng thứ 1 được ăn trứng ngỗng không?
 

Trứng ngỗng bổ dưỡng đến đâu?


Theo ThS.BS Lê Thị Hải - Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, thực tế trứng ngỗng không bổ dưỡng như lời đồn dân gian. Hàm lượng dinh dưỡng trong trứng ngỗng thấp hơn trứng gà rất nhiều.
 
Mang thai tháng thứ 1 được ăn trứng ngỗng không?
 
 
Cụ thể, trứng ngỗng chứa 13,5% hàm lượng protein, thấp hơn trứng gà toàn phần là 14,8%. Trứng ngỗng có 0,33mg% vitamin A chỉ bằng một nửa so với trứng gà. Ngoài ra còn có vitamin B1 0,30mg% vitamin B2 0,1mg% vitamin PP… tất cả thành phần dinh dưỡng đều thấp hơn trứng gà.

Đáng nói, trứng ngỗng có nhiều cholesterol và giàu lipid. Những thành phần này không có lợi cho bà bầu, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, tăng cholesterol máu cao.

Mang thai tháng thứ 1 được ăn trứng ngỗng không?


Hiện nay chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh bà bầu ăn trứng ngỗng, con sinh ra sẽ thông minh hơn.

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Phó Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương phân tích: "Có thể do ngày xưa, đời sống kinh tế khó khăn nên mọi người quan niệm ăn một quả trứng to như trứng ngỗng sẽ khiến con bụ bẫm và thông minh hơn".

Trong thực tế, trứng ngỗng khó kiếm hơn trứng gà rất nhiều, chưa kể giá thành đắt hơn. Quả trứng ngỗng lại rất to và khá khó ăn, để ăn hết nguyên 1 quả không phải điều dễ dàng. Nhiều gia đình thậm chí ép phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng là không nên, có thể dẫn đến nhiều hệ lụy không tốt.
 
Mang thai tháng thứ 1 được ăn trứng ngỗng không?

Quan niệm dân gian thường cho rằng bà bầu nên ăn trứng ngỗng từ tháng thứ 3 trở đi. Nếu mang thai con trai thì ăn 7 quả, nếu là con gái thì ăn 9 quả. Tuy nhiên đây chỉ là những quan niệm dân gian không có căn cứ. Bác sĩ khuyến cáo bà bầu có thể ăn trứng ngỗng tối đa 1 quả/tuần.
 
Dù vậy chỉ nên thỉnh thoảng mới ăn nếu cảm thấy ngon miệng. Không nên ăn trứng ngỗng trong những tháng đầu thai kỳ vì đây là lúc bà bầu ốm nghén, dễ gây đầy bụng. Gia đình tuyệt đối không ép bà bầu ăn quá nhiều trứng ngỗng vì món này thực sự khó ăn. Nếu ăn quá nhiều trứng ngỗng, bà bầu có nguy cơ cao bị thừa cân béo phì và nhiều vấn đề khác.

Thay vào đó, gia đình có thể bổ sung vào thực đơn cho mẹ bầu đa dạng các loại trứng khác ngon, dễ ăn hơn mà vẫn bổ dưỡng như: Trứng chim cút, trứng gà...

Bà bầu ăn và chọn trứng ngỗng như thế nào


Vì trứng ngỗng giàu cholesterol nên bà bầu đang bị thừa cân, béo phì hay có tiền sử huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ nên tránh xa.

Trứng ngỗng không phải dễ tìm, hãy lựa chọn thật kỹ loại trứng tốt. Cách chọn trứng ngon bằng cách soi trứng trước nguồn sáng, giữ trứng trong lòng bàn tay và chỉ để hở hai đầu trứng. Nếu thấy trứng có màu hồng với 1 chấm mờ và nhìn rõ túi khí là trứng tốt.

Tuyệt đối không chọn những quả có vệt máu, có vết loang hay vật lạ bên trong. Một cách khác là thả trứng vào dung dịch nước muối loãng 10%. Nếu trứng lơ lửng trong nước thì là trứng mới, còn nếu trứng nổi lên mặt nước thì là trứng cũ, đã đẻ quá 5 ngày không nên chọn.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/12/31/luu-y-khi-an-trung-cach-lam-mon-trung-ga-ngam-xi-dau_31122019153213.mp4[/presscloud]
Hướng dẫn cách làm món TRỨNG NGÂM NƯỚC TƯƠNG. Nguồn: Feedy TV
 
 
Hà Ly (t/h)