Thời điểm vàng cho bà bầu uống nước mía giúp bớt ốm nghén, nước ối trong sinh con da dẻ hồng hào

Có thể nhiều bà bầu biết đến lợi ích của nước mía nhưng không phải ai cũng biết uống từ tháng thứ mấy thai kỳ để có lợi tối đa cho cả mẹ và bé. Bác sĩ tư vấn bà bầu uống nước mía đúng cách, không lo tiểu đường.
Trong 100ml nước mía có khoảng 12g đường tự nhiên. Ngoài ra, mía còn chứa nhiều loại vitamin A,B,C,… và các khoáng tố quan trọng khác như canxi, sắt, kali, protein, chất béo, carbohydrate và gần 30 loại a-xít hữu cơ khác. Uống nước mía mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đặc biệt cho bà bầu nhưng cần biết nên uống từ tháng thứ mấy thai kỳ và uống bao nhiêu là đủ.
 

Lợi ích của nước mía đối với sức khỏe bà bầu


Theo ThS.BS Doãn Thị Tường Vi - Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, nước mía là loại nước ép tự nhiên có lợi cho sức khỏe đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Trong 100ml nước mía có khoảng 12g đường. Ngoài ra, mía còn chứa nhiều loại vitamin A,B,C,… và các khoáng tố quan trọng khác như canxi, sắt, kali,... Bà bầu uống nước mía mang lại vô số lợi ích cho cả mẹ và bé.

Giảm bớt ốm nghén


Có tới 90% chị em khi mang thai phải đối mặt với tình trạng ốm nghén gây hiện tượng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và nôn. Có nhiều mẹ bầu ốm nghén nặng tới nỗi không ăn uống được gì, cơ thể ngày càng suy nhược.
 
Mang thai tháng thứ 2 được uống nước mía không

Nước mía được đánh giá là có tác dụng hạn chế tình trạng thai nghén ở bà bầu. Công thức là nước mía ép cùng gừng tươi lấy nước uống chung ngày 1 lần. Uống nước mía theo cách này bà bầu sẽ thấy bớt mệt mỏi do được bổ sung nặng lượng đồng thời bớt cảm giác buồn nôn hay nôn.

Chống táo bón và tiêu hóa tốt


Bà bầu thường xuyên phải đối mặt với tình trạng táo bón thai kỳ hãy nghĩ tới nước mía. Thành phần Kali trong nước mía được ví như “loại thuốc trị táo bón” hiệu nghiệm. Chất này giúp cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa, ngăn viêm nhiễm dạ dày, thúc đẩy quá trình đào thải phân.

Tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật


Chất chống oxy trong nước mía giúp cơ thể cải thiện sức đề kháng và phòng chống bệnh vặt như cảm lạnh, cảm cúm... Bên cạnh đó, thành phần này còn giúp ngăn ngừa ung thư vú rất hiệu quả.

Bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi


Với thành phầm gồm đường tự nhiên, protein, chất béo, vitamin và các axit hữu cơ, nước mía sẽ cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi vừa giúp nước ối trong lại bổ sung năng lượng cho mẹ, đẩy lùi cảm giác mệt mỏi.

Da dẻ hồng hào


Trong nước mía chứa thành phần axit alpha hydroxyl hỗ trợ rất tốt việc cải thiện làn da. Gần như mọi bà bầu đều bị ám ảnh với làn da thâm sạm và nổi mụn trong suốt thai kỳ, uống nước mía sẽ cải thiện tình trạng này.

Mang thai tháng thứ 2 được uống nước mía không?


Nhiều mẹ bầu băn khoăn về việc mang thai tháng thứ mấy được uống nước mía là tốt nhất hay uống nhiều có bị tiểu đường thai kỳ hay không.

Theo ThS.BS Doãn Thị Tường Vi, bà bầu nên uống nước mía trong 3 tháng đầu thai kỳ để có tác dụng hạn chế tình trạng ốm nghén. Đặc biệt khi đang buồn nôn hay cơn nôn có thể nhấp ngụm nước mía hoặc nhai mía khúc để bớt cảm giác nhạt miệng.
 
Mang thai tháng thứ 2 được uống nước mía không

Nếu thường xuyên nôn hoặc buồn nôn, bà bầu hãy thêm một chút gừng tươi vào nước mía sẽ có hiệu quả hơn.

Thai phụ không nên uống nước mía vào buổi tối và buổi sáng sớm. Bởi nước mía có thể làm lạnh bụng gây cảm giác sôi sục khó chịu.

Bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể uống mỗi ngày một ly nước mía 200ml. Trong những tháng cuối nên hạn chế uống, không cần uống đều đặn mỗi ngày.

Những thai phụ tăng cân quá nhanh, người thừa cần béo phì hoặc có biểu hiện của đái tháo đường thai kỳ không nên uống nước mía.

Nước mía ép xong phải uống ngay không để quá lâu bên ngoài sẽ làm nước biến đổi màu, dễ nhiễm vi sinh vật.

Không uống nước mía khi đang sử dụng các loại thuốc như thuốc chống đông máu hay thực phẩm chức năng bổ sung dưỡng chất.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/06/29/bất ngờ với những công dụng của nước mía đối với cơ thể_29062019191029.mp4[/presscloud]
Tác dụng của nước mía đối với sức khỏe
 
 
Hà Ly (t/h)