Bà bầu ăn hải sản trong 3 tháng đầu cần ghi nhớ những quy tắc này kẻo hại cả mẹ và con

Hải sản rất bổ dưỡng nhưng tồn dư một lượng thủy ngân nhất định có thể gây hại cho cơ thể, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Vậy bà bầu nên ăn hải sản từ giai đoạn nào và ăn bao nhiêu là tốt?
Nếu bà bầu kiêng hải sản vì sợ nhiễm thủy ngân là đã bỏ qua nhiều dưỡng chất vô cùng quý giá. Ăn hải sản đúng cách, đúng thời điểm để có lợi nhất cho sự phát triển của thai nhi.
 

Bà bầu ăn hải sản lợi đủ đường


Các loại hải sản nói chung đều rất giàu các axit béo omega 3, đây là dưỡng chất vô cùng quý giá với sự phát triển của cả mẹ và bé. Đặc biệt, bổ sung omega 3 trong giai đoạn đầu thai kỳ để giúp trẻ phát triển trí não vượt trội, ngăn ngừa dị tật hệ thần kinh, giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân.
Mặt khác, cung cấp đủ omega 3 suốt thai kỳ giúp người mẹ ổn định tâm lý, giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh.
 
Mang thai tháng thứ 3 được ăn hải sản không

Ăn cá biển và nhiều loại hản sản khác giúp phát triển não bộ, cho trẻ thông minh. Thực tế có nhiều loại thực phẩm bổ sung dưỡng chất tương tự như hải sản, dù vậy một số nghiên cứu cho rằng bà bầu không ăn đồ biển có thể làm chậm quá trình phát triển trí não của em bé trong bụng.
 
 
 

Mang thai tháng thứ 3 được ăn hải sản không?


Dù biết hải sản bổ dưỡng nhưng cần biết ăn đúng thời điểm và ăn với lượng vừa đủ để hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng. Bà tháng đầu thai kỳ là thời gian cực kỳ nhạy cảm với cơ thể mẹ nhưng lại đóng vai trò bản lề cho sự phát triển của thai nhi.

Đây là giai đoạn thai nhi hình thành và phát triển trí não nên rất cần bổ sung protein và axit béo omega-3 tốt cho mắt và não bộ. Bà bầu không ăn hải sản trong 3 tháng đầu rất có thể bị thiếu hụt các dưỡng chất này, gây nhiều dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
 
Mang thai tháng thứ 3 được ăn hải sản không

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, chị em hết sức lưu ý lựa chọn loại hải sản có hàm lượng thủy ngân thấp. Nếu ăn phải các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân, chất độc sẽ đi vào thai nhi, ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thần kinh của em bé và thậm chí ngộ độc thủy ngân ở mẹ.
 
Ví dụ, bà bầu không nên ăn cua trong 3 tháng đầu thai kỳ vì chúng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết trong, nặng hơn là dẫn tới lưu thai, sảy thai.

Lưu ý cho bà bầu khi ăn hải sản


Tránh ăn hải sản sống


Một số loại hải sản ăn sống được coi là đặc sản nhưng ăn vào tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Ăn sống các loại cá và hải sản có vỏ có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng gây bệnh đường ruột. Điều này là đặc biệt nguy hại vớ bà bầu sức đề kháng cơ thể yếu và ảnh hưởng tới tính mạng thai nhi. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ăn hải sản sống, tái có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai.

Bà bầu nên tránh các loại hải sản ăn sống, hải sản đông lạnh hay chưa được nấu chín như hàu sống, sò điệp, ngao, sashimi, sushi...
 

Tránh ăn các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao


Bất kỳ loại thủy hải sản nào đều tồn dư một lượng nhất định thủy ngân, nếu ăn vào có thể tích tụ độc tố trong cơ thể. Do đó, các chuyên gia thường cảnh báo con người chỉ nên lựa chọn ăn các loại hải sản sống ở tầng nước mặt, có hàm lượng thủy ngân thấp.
 
Mang thai tháng thứ 3 được ăn hải sản không
 
 
Các loại thủy hải sản chứa ít thủy ngân được khuyến cáo như: Cá cơm, cá đù, cá bạc má, cá vược đen, cá chim, cá da trơn, cá tuyết, cá bơn, cá tuyết, cá tuyết than, cá trích, cá đối, cá rô, cá hồi, cá mòi, cá ngừ, hàu, tôm hùm, mực, sò điệp, cua...  Đây là một số loại hải sản tốt cho bà bầu 3 tháng đầu và được khuyến nghị nên ăn trong suốt thai kỳ.

Sinh vật sống ở tầng nước sâu, cá săn mồi... có hàm lượng thủy ngân lớn hơn nhiều như: cá thu Đại tây dương, cá maclin, cá cam, cá mập, cá kiếm, cá ngói, cá ngừ mắt to... Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo loại thực phẩm rất phổ biến là cá ngừ đóng hộp chính là nguồn thủy ngân phổ biến nhất trong chế độ ăn uống của người Mỹ.

Một số ghi nhớ khi chế biến hải sản


Chỉ chọn mua và ăn những hải sản còn tươi sống, không có màu lạ, mùi lạ. Sau khi sơ chế các loại hải sản cần rửa tất cả các thớt, dao và vệ sinh khu vực chuẩn bị thực phẩm bằng nước nóng, xà phòng. Không ăn hải sản đã chết hoặc chỉ được cấp đông sau khi chết.
 
Sử dụng dao và thớt riêng cho hải sản sống.

Bảo quản hải sản trong ngày nên đựng trong hộp kín, để trong tủ lạnh ở nhiệt độ 40˚F (4˚C). Không để hải sản ở nhiệt độ phòng quá 2 tiếng.

Nên kiểm tra nhiệt độ và độ chín của hải sản để chắc rằng chúng đã chín kỹ. Cá cần nấu cho đến khi da bong ra. Tôm hùm, tôm và sò nấu cho đến khi sữa trắng; trai, hàu, ngao... các loại hải sản có vỏ nấu cho đến khi chúng tự bung vỏ.

Bà bầu nên hạn chế ăn lẩu hải sản và hải sản nướng bởi những cách chế biến này không thực sự làm chín đồ ăn, có thể gây đau bụng, đi ngoài, rối loạn tiêu hóa.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/11/phu-nu-mang-thai-khong-nen-an-gi_11032020164959.mp4[/presscloud]
Phụ nữ mang thai không nên ăn gì
 
 
Hà Ly (t/h)