Quả nho rất tốt cho bà bầu nhưng cần nhớ kỹ 5 điều này trước khi ăn

Quả nho rất giàu vitamin, chất chống oxy hóa, khoáng chất cần thiết cho cả mẹ và thai nhi, bà bầu ăn nho rất có lợi. Tuy nhiên nhiều người thắc mang thai tháng thứ 3 được ăn nho không?
Những trái nho màu tím mọng nước, không hạt là một trong những loại quả ưa thích của các chị em, đặc biệt là bà bầu. Nho chứa khoảng 65-85% nước, 10-33% đường (glucose và fructose) và vô số nguyên tố vi lượng cùng chất chống oxy hóa khác. Dù bổ dưỡng như vậy nhưng bà bầu ăn nho vẫn cần chú ý một số đặc điểm, nên ăn nho khi nào, mang thai tháng thứ 3 được ăn nho không.

Bà bầu ăn nho lợi cả mẹ và con

 
Quả nho chín được xếp vào những loại trái cây rất tốt cho bà bầu. Một thứ quả nhỏ, ngon ngọt nhưng bổ sung vô vàn chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho thai kỳ.
 

Cung cấp nước

 
85% trái nho chứa nước. Ăn nho giúp bù nước rất tốt cho cơ thể, giúp duy trì khối lượng máu và các chất dinh dưỡng khác. Đồng thời với mẹ bầu, bù nước giúp giảm thiểu táo bón và nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
 
Mang thai tháng thứ 3 được ăn nho, ăn nhiều nho có sao không
 

Trị táo bón

 
Quả nho có chứa cellulose, axit hữu cơ và đường cùng nhiều chất xơ không hòa tan giúp thúc đẩy quá trình tiêu háa, nhuận tràng, tăng cường bài tiết phân. Do đó, bà bầu bị táo bón nên ăn nho, còn người bị tiêu chảy hoặc phân lỏng thì không nên ăn loại quả này.
 

Ngăn ngừa thiếu máu

 
Thiếu máu là vấn đề khá thường gặp với phụ nữ mang thai. Quả nho, đặc biệt là quả nho màu sáng bổ sung nhiều sắt, ma-giê, đóng vai trò trong quá trình tạo máu.
 

Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất

 
Nho cung cấp dồi dào các loại vitamin và khoáng chất với nhiều lợi ích khác nhau. Cụ thể, vitamin A và hợp chất flavonol giúp phát triển thị lực của thai nhi, cho bé mắt sáng. Trong 100g nho có chứa tới 11mg vitamin C, giúp sản xuất collagen, một loại protein cấu trúc để hỗ trợ phát triển xương , sụn, cơ và mạch máu cho bé. Đồng thời, vitamin C cũng tăng khả năng miễn dịch của cơ thể mẹ. chống sự tấn công của các loại virus.
 
Ăn nho ăn thường xuyên sẽ giúp phụ nữ mang thai kiểm soát một số bệnh như hen suyễn, viêm khớp,... vì có chứa chất chống viêm. Ăn nho cũng giúp thải độc, ngăn ngừa sỏi thận, giải độc gan, bài tiết phân...
 
Mang thai tháng thứ 3 được ăn nho, ăn nhiều nho có sao không
 
 

Tốt cho sự phát triển thần kinh của thai nhi

 
Axit folic trong trái nho là thành phần không thể thiếu trong sự hình thành hệ thần kinh và não bộ của thai nhi. Ăn nho giúp bổ sung chất này giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh thai nhi.
 
Ngoài ra, omega – 3 và DHA trong nho cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển bộ não cũng như trí thông minh của trẻ từ sớm.
 

Giảm phù nề

 
Từ giai đoạn tam nguyệt cá thứ hai gần như 90% bà bầu bị phù nề bàn chân, cẳng chân. Nguyên nhân do sự tích tụ chất lỏng trong cơ thể bị dồn xuống chi dưới gây phù nề. Bà bầu ăn nho với thành canxi và magie sẽ làm giảm tình trạng tích nước này bởi đây là các chất giảm phù nề hiệu quả.

Cải thiện làn da

 
Vitamin E và K trong quả nho là những chất chống oxy hóa cực mạnh, tăng cường tái tạo làn da. Trong thời kỳ mang thai, làn da của chị em gặp nhiều vấn đề như nám, sạm và nhăn nheo. Ăn quả nho sẽ giúp cải thiện tình trạng lão hóa của da. Không chỉ vậy, thành phần resveratrol trong nho kích hoạt các enzym giúp tăng cường sự ổn định DNA và nâng cao tuổi thọ.
 
Cũng chính chất resveratrol giúp kiểm soát cholesterol trong quá trình mang thai, chống viêm. Anthocyanidin có khả năng ức chế các tế bào ung thư.
 
Mang thai tháng thứ 3 được ăn nho, ăn nhiều nho có sao không
 

Mang thai tháng thứ 3 được ăn nho không?

 
Các bác sĩ không đưa ra bất cứ khuyến cáo nào về việc ăn nho vào thời gian nào của thai kỳ hay mang thai tháng thứ 3 được ăn nho không. Vì loại quả này cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng nên chị em có thể ăn bất cứ thời gian nào trong thai kỳ.
 
Ngoài ăn nho trực tiếp, thai phụ có thể ăn nho khô hoặc sử dụng nước ép nho tươi để uống. Tuy nhiên, một số lưu ý dành cho bà bầu ăn nho như:
 
- Nho là loại trái cây rất dễ hỏng nên thường được sử dụng hóa chất bảo quản. Nên chọn nho có nguồn gốc an toàn, tránh bị phun thuốc hoặc bị ướp các loại chất bảo quản.
 
- Khi ăn nho, tốt nhất bà bầu nên bỏ vỏ vì có thể gây khó tiêu. Tuy nhiên, một số loại nho không hạt có thể ăn cả vỏ nhưng cần ngâm trong nước muối và rửa sạch trước khi ăn.
 
- Cấm kỵ ăn nho với sữa, dưa leo, cá, bia, nước khoáng hoặc các bữa ăn có nhiều chất béo vì có thể gây khó chịu cho dạ dày.
 
- Nho có hàm lượng calo cao có thể khiến bà bầu nhanh lên cân và tăng lượng đường trong máu. Do vậy, những mẹ bầu bị béo phì, tiểu đường thai kỳ, viêm ruột kết, tiêu chảy và kiết lỵ, sâu răng không nên ăn nho hoặc uống nước ép nho.
 
- Không ăn quá nhiều nho cùng lúc có thể gây nhức đầu, buồn nôn, ói mửa, ngộ độc resveratrol...
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/02/26/Mang-thai-thang-thu-3-duoc-an-nho-khong_26022020144258.mp4[/presscloud]
Lợi ích sức khỏe khi ăn quả nho
 
 
Hà Ly (t/h)