Bà bầu nhớ ăn vừng đen vào mốc thời gian này để vừa dễ đẻ lại còn lợi sữa

Admin
Vừng đen nằm trong nhóm những thực phẩm giàu dinh dưỡng bậc nhất và đương nhiên có lợi cho bà bầu. Một số ý kiến cho rằng bà bầu ăn vừng đen có thể giúp sinh nở dễ dàng nhưng nếu ăn không đúng thời điểm sẽ gây hại.
Hạt vừng đen (mè đen) chứa tới 60% dầu và 22% chất đạm cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác. Bà bầu ăn vừng đen không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn bổ cho thai nhi. Tuy nhiên, các chị em thắc mắc mang thai tháng thứ 3 được ăn vừng đen không. Nếu sử dụng không đúng thời điểm có gây hại cho thai nhi không?
 
 

Bà bầu ăn vừng đen tốt không?


Nhiều nơi coi hạt vừng đen là một trong những loại siêu thực phẩm bởi giá trị dinh dưỡng cao. Trong hạt vừng đen có chứa tới 60% dầu, 22% chất đạm, giàu canxi, photpho, sắt, vitamin B1, B2, niacin, axít folic, saccharose, pentose, hắc sắc tố... Đặc biệt vừng đen rất giàu vitamin E, trong 100g vừng đen có tới 5,14mg vitamin E.
 
Mang thai tháng thứ 3 được ăn vừng đen không, ăn vừng đen có dễ đẻ không?

Bổ sung canxi


Hạt vừng đen được xác định là giàu canxi hơn hạt vừng trắng. Trung bình, trong 100g vừng đen có khoảng 800 mg canxi, đã đáp ứng hơn một nửa nhu cầu canxi mỗi ngày. Bà bầu ăn vừng đen tđược tăng cường tối đa lượng canxi cho xương chắc khỏe, nuôi dưỡng hệ xương và răng của thai, ngăn ngừa loãng xương sau sinh.

Chữa táo bón


Hạt mè là một nguồn chất xơ phong phú, đặc biệt có tác dụng trong hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón khi mang thai.

Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi


Trong vừng đen có chứa axit folic hàm lượng cao rất cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu thai kỳ để ngăn ngừa một số dị tật thần kinh.

Ngoài ra, các vitamin B trong mè đen như riboflavin, niacin, thiamin và pyridoxine đều cần thiết, đảm bảo cho sự hấp thu chất dinh dưỡng của thai nhi.

Kiểm soát đường huyết


Nhờ chứa thành phần axit oleic trong hạt vừng đen có khả năng kiểm soát cholesterol xấu và cải thiện mức cholesterol tốt. Ngoài ra, bà bầu có nguy cơ hoặc mắc tiểu đường thai kỳ có thể tiêu thụ vừng đen an toàn bởi nó có tác dụng điều hòa insulin trong cơ thể, từ đó kiểm soát đường huyết.

Làm đẹp da


Không chỉ có lợi ích với sức khỏe, ăn hạt vừng đen còn có tác dụng làm đẹp da, hạn chế tác hại của ánh nắng mặt trời, ngăn hình thành nếp nhăn, do làn da chắc khỏe.

Mang thai tháng thứ 3 được ăn vừng đen không


Dân gian xưa coi vừng đen là một món ăn bổ, vị thuốc quý. Với phụ nữ mang thai ăn vừng đen có tác dụng giúp chuyển dạ nhanh, kích thích dễ sinh và tăng chất lượng sữa cho mẹ bầu.
 
Mang thai tháng thứ 3 được ăn vừng đen không, ăn vừng đen có dễ đẻ không?

Thực tế một số bà bầu áp dụng kinh nghiệm ăn các món chè vừng đen từ tuần thai thứ 33, 34 đến lúc gần sinh để kích thích chuyển dạ nhanh, sinh con dễ dàng mà con lợi sữa.

Một số chị em thắc mắc, mang thai 3 tháng đầu có nên ăn vừng đen. Các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu nên thận trọng khi ăn vừng đen trong 3 tháng đầu thai kỳ vì có thể gây buồn nôn hoặc khiến tình trạng nôn nghén trầm trọng hơn.

Món ngon từ vừng đen tốt cho bà bầu


Chè vừng đen: Nấu bột sắn dây với đường phèn thành hỗn hợp sau đó thêm vừng đen đã rang chín vào, ăn vào buổi sáng rất thơm bùi, thanh mát, có tác dụng chữa táo bón, bổ máu, dễ đẻ.

Canh chân giò vừng đen: Vừng đen. rang chín, giã mịn cho vào nấu cùng với chân giò hầm, chia làm 2 bữa trong ngày cũng có tác dụng lợi sữa.

Muối vừng đen: Vừng đen rang chín rồi giã nhuyễn trộn với muối ăn cơm.

Sữa đậu nành vừng đen: Trộn thêm vừng đen vào công thức làm sữa đậu nành sẽ cho thành phẩm là loại sữa vừa thơm vừa ngậy.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/11/phu-nu-mang-thai-khong-nen-an-gi_11032020164959.mp4[/presscloud]
Phụ nữ mang thai không nên ăn gì
 
 
Hà Ly (t/h)