Thành phần dinh dưỡng của rau ngót
Rau ngót thân mảnh, lá nhỏ mọc thành nhiều tán trông như cây dại nhưng lại là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trước hết phải kể đến rau ngót là nguồn bổ sung các khoáng chất dồi dào như: Magiê, đồng, kali, canxi (169mg%), photpho (64,5mg%), vitamin C (185mg%), giờ đây rất hiếm có loại thực vật nào chứa vitamin K tự nhiên. Loại rau lá nhỏ màu xanh thẫm này cũng chứa nhiều axit amin như threonin, phenylalanin, leucin, isoleucin, lysin, methionin, tryptophan.

Dù mang tới rất nhiều thành phần dinh dưỡng quý giá, lại dễ chế biến nhưng rau ngót được coi là đại kỵ với bà bầu.
Mang thai tháng thứ 4 có được ăn rau ngót không
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh rõ tác dụng hay lợi ích của việc ăn rau ngót với phụ nữ có thai. Tuy nhiên dân gian quan niệm bà bầu không nên ăn rau ngót vì có thể gây sảy thai. Quan niệm này xuất phát từ kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau sinh hoặc sau sảy, nạo phá thai thường uống nước lá rau ngót giã nát để chữa rong máu, sót rau thai.
Dược thư Việt Nam 2002 ghi rõ khuyến cáo: “Không dùng papaverin cho người có thai”. Trong bồ ngót tươi có một thành phần tương tự papaverin, khi ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ sảy thai , đặc biệt ở người có tiền sử tương tự.

Rau ngót cản trở sự hấp thụ canxi và phốt pho
Khi ăn rau ngót, cơ thể sản sinh chất Glucocorticoid. Chất này có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho từ chính thành phần rau ngót hoặc những thực phẩm khác nạp vào cơ thể.
Bà bầu chịu nhiều thay đổi về tâm sinh lý nên rất dễ mất ngủ hoặc ngủ không ngon. Trong rau ngót có một số thành phần gây mất ngủ, ăn uống kém, khó thở, đặc biệt khi sử dụng nước rau ngót sống.
Bà bầu muốn ăn rau ngót phải làm sao
Theo Lương y Vũ Quốc Trung, rau ngót có tác dụng co bóp cổ tử cung nên bà bầu trong ba tháng đầu của thai kỳ không được ăn.
Trong những tháng cuối thai kỳ, bà bầu có thể ăn rau ngót mỗi lần ăn không nên quá 30g.
Bà bầu tuyệt đối không uống nước rau ngót sống, muốn ăn phải nấu chín kỹ cho nhừ.
Người mới ốm dậy lấy rau ngót nấu với kê gà, hà thủ ô… bồi bổ sức khoẻ rất tốt. Phơi khô lá rau ngót cùng với hạt sen, vừng đen, đỗ đen… tán thành bột để pha nước uống để chữa táo bón.