Xem thêm: Top thực phẩm cực tốt cho thai nhi, mẹ bầu muốn con khỏe mạnh thông minh không thể bỏ qua
Công dụng chữa bệnh của nha đam
Kháng khuẩn chống viêm
Dịch nhầy hay còn gọi là nhựa nha đam có tác dụng như một loại thuốc sát khuẩn, gây tê, có khả năng thanh nhiệt. Mỗi khi bị côn trùng chích hay cháy nắng, bôi nhựa nha đam sẽ làm dịu phần da bị tổn thương. Người bị các vết thương ngoài da do bội nhiễm như mụn nhọt, eczema cũng có thể bôi nhựa nha đam để sát khuẩn và nhanh lên da non.

Chữa bỏng
Phần nhựa nha đam mát lành có tác dụng chữa bỏng ở thể nhẹ cực kỳ hiệu quả. Khi bị bỏng hãy cắt một lá nha đam, lột vỏ rồi chà trực tiếp lên vết bỏng sẽ thấy dịu đi nhanh, không lo bị phồng rộp, đau rát.
Chữa đau dạ dày
Nha đam kết hợp với mật ong có tác dụng chữa đau dạ dày hiệu quả. Lấy vài lá nha đam tùy lượng trộn với mật ong tùy ý, bảo quản trong hũ thủy tinh để trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày ăn hỗn hợp này 2-3 lần, ăn liên tục trong 1 tuần sẽ cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Ngoài ra có thể uống nha đam tươi khi bụng đói để chữa lành vết loét.
Chữa huyết áp cao, tiểu đường
Làm sạch nha đam rồi nấu thành nước để nguội uống, mỗi lần ăn 1 muỗng canh, ngày uống 3 lần. Một cách khác là lá nha đam rửa sạch, ăn sống trong một thời gian cũng có tác dụng ổn định huyết áp, kiểm soát đường huyết. Nếu người bệnh huyết áp cao không bị tiểu đường có thể cho thêm đường vào hỗn hợp cho dễ ăn.
Chữa tắc kinh, đau bụng kinh
Kết hợp nha đam với các vị thuốc nghệ đen, rễ củ gai, tô mộc, cam thảo sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2-3 lần để chữa đau bụng kinh ở chị em.
Chữa xơ gan cổ trướng
Lấy vài lá nha đam gọt vỏ, bỏ gai đem xay nhuyễn cùng khoảng 300ml mật ong. Phần hỗn hợp xay được lọc lấy nước uống làm 3 lần trong ngày. Nên uống trước khi ăn 15 phút, liên tục trong một tháng để cải thiện tình trạng ứ dịch trong gan.
Công dụng làm đẹp của nha đam
Tẩy trang
Nhựa nha đam có tác dụng tẩy trang hiệu quả, đặc biệt ở vùng da mắt. Hãy cắt một lát nha đam quệt lớp nhựa lên mặt có tác dụng tốt hơn nhiều loại nước tẩy trang bởi vừa có tác dụng làm sạch còn dưỡng ẩm, không bị khô da do cồn.
Ủ tóc, kích thích mọc tóc
Bôi phần gel nha đam lên tóc ủ khoảng 10 phút rồi gội đầu thật sạch để kích thích mọc tóc, cho mái tóc dầy, khỏe mạnh và mềm mại. Chị em nào làm tóc xoăn có thể ủ tóc bằng nha đam để tóc không bị khô, cứng, giữ nếp lâu hơn.

Làm gel tẩy lông chân
Vì có tác dụng chống viêm, sát khuẩn nên phần nhựa nha đam có thể được dùng như một loại gel để cạo râu, tẩy lông mà không lo làm tổn thương da.
Kem dưỡng ẩm tự nhiên
Đắp mặt nạ nha đam có công dụng tuyệt vời như một loại mặt nạ dưỡng ẩm từ thiên nhiên. Loại mặt nạ nha đam đặc biệt thích hợp với người da mụn, nhờ chứa nhiều vitamin và hàm lượng enzyme vừa dưỡng ẩm lại kháng khuẩn, diệt mụn.
Mang thai tháng thứ 9 được ăn nha đam không?
Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên hết sức thận trọng khi sử dụng nha đam. Không chỉ có tác dụng chữa bệnh, làm đẹp, nha đam còn là nguyên liệu trong nhiều món ăn như nấu chè nha đam, nước ép nha đam...

Theo Hiệp hội Mang thai Mỹ, việc tiêu thụ nha đam có thể gây ra nhiều tác động xấu cho cả mẹ và bé. Thứ nhất, thành phần trong nha đam có thể gây xuất huyết vùng chậu, tăng co bóp tử cung dẫn tới sảy thai, đặc biệt là bà bầu trong 3 tháng đầu. Một số nghiên cứu bước đầu còn cho rằng sử dụng nha đam trong thai kỳ có liên quan tới dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Nhiều người cho rằng uống nước ép nha đam hay bà bầu ăn chè đậu xanh nha đam có tác dụng nhuận tràng. Tuy nhiên, bà bầu uống nước ép nha đam có thể gây hạ đường huyết đột ngột, nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Thực tế, không ít sản phẩm nhuận tràng có chứa chiết xuất nha đam, đều có thể làm giảm nồng độ chất điện giải không an toàn với phụ nữ có thai.
Không chỉ có hại cho bà bầu, phụ nữ sau sinh sử dụng nha đam, các chất này có thể thông qua sữa mẹ gây hại cho hệ tiêu hóa của em bé, khiến trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa.
Do đó, các chuyên gia cho rằng bà bầu dù đang ở giai đoạn nào trong thai kỳ cũng tuyệt đối không sử dụng nha đam. Phụ nữ có thai bôi nha đam để chữa bỏng hay trị mụn nhọt ngoài da vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.