Ốm nghén là nỗi ám ảnh của mọi bà bầu, có người nghén nặng tới mức mất ăn mất ngủ, cơ thể suy kiệt. Tìm hiểu ngay 12 mẹo chữa ốm nghén cho bà bầu bằng phương thuốc dân gian.
Ước tính có tới hơn 90% bà bầu bị ốm nghén khi mang thai với các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và nôn, kém ăn, không thể ngửi mùi thức ăn... Các biểu hiện ốm nghén thường bắt đầu trước tuần thứ 9 của thai kỳ và kéo dài hết tam nguyệt cá thứ nhất. Tuy nhiên có tới 20% bà bầu bị ốm nghén kéo dài suốt thai kỳ. Tham khảo một số mẹo chữa ốm nghén cho bà bầu bằng phương thuốc dân gian.
Ốm nghén có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Đến nay khoa học vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân gây ra hiện tượng ốm ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân chính được xác định là do sự thay đổi hormone trong cơ thể.
Mặc dù nghén được coi là một phần của thai kỳ khỏe mạnh, nếu kéo dài nó sẽ ảnh hưởng nặng nề tới Sức Khỏe bà mẹ. Thai phụ buồn nôn không đáng ngại nhưng nếu nôn quá nhiều sẽ dẫn tới không tiêu hóa được thực phẩm.
Bà bầu yếu mệt, hoa mắt chóng mặt thường không gây hại cho thai nhi nhưng làm thể trạng người mẹ suy kiệt, mất chất điện giải và muối. Khi không thể ăn uống được gì, có thể dẫn tới giảm cung cấp dưỡng chất cho bào thai khiến thai nhi tử vong.
Mẹo chữa nghén cho bà bầu từ gừng và chanh tươi
Mẹo chữa nghén từ gừng
Gừng là thực phẩm có vị cay, tính ấm, có công dụng tiêu trừ đờm, chữa chứng nôn mửa. Tính ấm nóng của gừng giúp làm giảm co thắt cơ dạ dày và tăng hoạt động nhu động ruột, giảm tình trạng buồn nôn. Có nhiều cách chế biến gừng thành các bài thuốc chữa ốm nghén:
1. Trộn nước mía tươi với nước ép gừng: Uống mỗi ngày 3 đến 4 ly sẽ không còn cảm giác buồn nôn, thậm chí kích thích ăn ngon miệng.
2. Phật thủ + gừng tươi + đường cát: Dùng 10g phật thủ, 2 lát gừng tươi cùng với đường cát vừa đủ. Đem hai nguyên liệu hãm với nước sôi trong bình kín khoảng 20 phút. Dùng hỗn hợp uống thay trà trong ngày cho thai phụ nôn mửa, căng tức bụng khó chịu, căng thẳng, cáu gắt.
3. Hoài sơn + thịt lợn nạc + gừng tươi: Chuẩn bị 100g hoài sơn, 50g thịt lợn nạc và gừng tươi 5g. Hoài sơn và thịt lợn thái miếng, gừng đập dập ướp vào nhau đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, ăn nóng. Thai phụ nôn mửa, chán ăn, mệt mỏi, đại tiện lỏng loãng ăn vào sẽ thấy cải thiện.
4. Cá diếc + sa nhân + gừng tươi: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 1 con cá diếc, sa nhân 3g, gừng tươi, hành và gia vị vừa đủ. Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch rồi nhồi sa nhân vào trong bụng cá, đun nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng. Món này rất tốt cho bà bầu nôn mửa, mệt mỏi, tay chân rã rời, phù nhẹ hai chi dưới.
5. Gừng tươi + ô mai mơ: Làm sạch 30g gừng tươi, 10g ô mai mơ. Đem nấu gừng tươi và ô mai mơ với nhau lấy nước bôi lưỡi ngày vài lần. Dần dần mẹ bầu sẽ thấy không đắng miệng, kích thích thèm ăn, ăn ngon.
6. Trà gừng + vỏ quýt: Lấy 2 miếng vỏ quýt rửa sạch, dùng dao cạo lớp màng bên trong, thái thành sợi nhỏ. 3 lát gừng non rửa sạch, thái sợi nhỏ. Đem gừng sợi đun với hai chén nước bằng lửa lớn khoảng 5 phút rồi bỏ vỏ quýt vào đun thêm 20 phút. Nước còn lại thu được bà bầu uống như uống trà khi nóng để cải thiện ốm nghén.
7. Lá tía tô + vỏ quýt + gừng tươi: Lấy một nắm lá tía tô, vài miếng vỏ quýt và vài lát gừng tươi rửa sạch nấu thành một thang thuốc. Chia 2 - 3 lần uống trong ngày, trong 2-3 ngày sẽ thấy cải thiện cảm giác buồn nôn, mệt mỏi.
Cách trị nghén bằng chanh tươi
1. Nước lọc vắt chanh: Mẹ bầu uống nước lọc có vắt chanh tươi để chống buồn nôn. Hoặc khi buồn nôn ngửi mùi chanh tươi sẽ thấy dịu đi rất nhiều.
2. Chanh ướp mật ong: Chuẩn bị 500g quả chanh tươi, gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng, trộn đều với đường hoặc mật ong. Ướp các nguyên liệu trong khoảng một ngày, để vào ngăn mát tủ lạnh. Bỏ ra đun nhỏ lửa cho tới khi cạn nước, để nguội, cho thêm chút đường trắng vào rồi bỏ vào hũ thủy tinh ăn dần. Mỗi khi buồn nôn thì xúc 1 – 2 thìa canh sẽ không còn buồn nôn.
3. Nước chanh + nước ép bạc hà + đường: Lấy 1 thìa nước chanh vắt, 1 thìa nước ép bạc hà, 1 thìa đường pha lẫn vào nhau, uống ngày 3 lần sẽ thấy giảm dần chứng ốm nghén, đắng miệng.
4. Lá cỏ cà ri + nước cốt chanh + mật ong: Mua 20 – 25 lá cỏ cà ri ép lấy nước. Sau đó thêm nước cốt chanh vào và mật ong trộn đều. Dùng để uống 3 - 4 lần mỗi ngày.
5. Nước gừng + nước chanh + nước bạc hà + mật ong: 1/2 thìa nước gừng, 1 thìa nước chanh vắt, 1 thìa nước bạc hà, 1 thìa mật ong. Trộn đều các loại với nhau, mỗi ngày uống 3-4 lần.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/09/06/trai-cay_06092019192725.mp4[/presscloud]
Những loại trái cây giúp giảm ốm nghén cho bà bầu
Hà Ly (t/h)