Mách bà bầu mẹo giảm phù chân để những tháng cuối không còn là 'ác mộng'

Phù chân khi mang thai là hiện tượng sinh phổ biến ở những tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, phù nề chân là biểu hiện bệnh lý. Hướng dẫn một số mẹo giảm phù chân cho bà bầu đơn giản, hiệu quả.
Có tới 80% phụ nữ mang thai gặp hiện tượng phù nề chân, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ. Dù là hiện tượng sinh lý không đáng lo ngại nhưng phù chân khiến thai phụ đau nhức, khó chịu, đi lại bất tiện, chưa kể đó có thể là một số dấu hiệu bệnh lý. Tìm hiểu các mẹo giảm phù chân cho bà bầu đơn giản, hiệu quả nhất.
 

Phù chân ở phụ nữ mang thai do đâu?


Khi mang thai, cơ thể mẹ tăng cường sản xuất máu và chất lỏng tới hơn 50% để nuôi dưỡng thai nhi, làm tăng dịch chất lỏng dồn xuống chân, gây phù.

Thai nhi càng lớn, chèn ép tử cung gây áp lực nên tĩnh mạch chân. Các tĩnh mạch có nhiệm vụ bơm máu từ chi dưới về tìm khi gặp áp lực bị dồn lại, gây phù.

Sự thay đổi của hormone trong thai kỳ khiến thành mạch giãn và trở nên mềm hơn gây khó khăn trong quá trình vận chuyển máu từ chi dưới về tim.
 
Mẹo giảm phù chân cho bà bầu

Phù chân có thể xảy ra nhất thời do bà bầu đứng quá lâu, thường xuyên mang giày cao gót, làm việc nặng nhọc hoặc chế độ ăn dư thừa natri, thiếu kali.

Phù chân có thể xảy ra ở bà bầu có tiền sử viêm tĩnh mạch, tiền sản giật, rối loạn thần kinh hay lạm dụng thuốc nhuận tràng, thuốc lợi tiểu, ma túy...

Theo các chuyên gia, phù ở bàn chân, bắp chân, mắt cá chân hoặc ở tay đều là các hiện tượng phù nề sinh lý bình thường.

Tuy nhiên, phù nề có thể là dấu hiệu của bệnh lý khi có các triệu chứng đi kèm như: phù liên tiếp trong nhiều đêm đã nghỉ ngơi cũng không đỡ, phù lan lên mặt hay các bộ phận khác, phù kèm theo đau đầu, rối loạn thị giác, mờ mắt, đau bụng... Khi đó, bà bầu nên tới thăm khác bác sĩ càng sớm càng tốt.

 

Xem thêm: 17 mẹo cho bà bầu thiết thực như cẩm nang giúp chị em nhẹ nhàng vượt qua 9 tháng thai kỳ

 

Mẹo giảm phù chân cho bà bầu


Hiện tượng phù chân có thể thuyên giảm khi bà bầu nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh đứng lâu hoặc áp dụng một số mẹo sau.

Ngâm chân giảm phù nề cho bà bầu

 
Ngâm chân trong nước lạnh khoảng 10 - 15 phút, có tác dụng giảm sưng nề hiệu quả. Nếu không thích nước lạnh, bà bầu có thể ngâm chân trong nước ấm pha một chút tinh dầu hoa oải hương hoặc hoa cúc. Ngâm xong có thể thoa tinh dầu và massage chân để giúp bạn thoải mái hơn và dễ ngủ hơn. Tuy nhiên bà bầu bị giãn tĩnh mạch chân tuyệt đối không ngâm chân với nước ấm.
 
Mẹo giảm phù chân cho bà bầu

Chườm đá

 
Nếu không ngâm chân, mẹ bầu có thể chườm đá cũng có tác dụng giảm phù. Chị em lấy đá viên cho vào túi vải chườm lên chân 10 - 15 phút, ngày chườm 2 lần sáng tối sẽ giảm phù chân đáng kể.

Uống nhiều nước

 
Uống nhiều nước nói chung đặc biệt là nước lúa mạch vì có tác dụng lợi tiểu, giảm phù nề ở bàn chân.

Cho 1 thìa hạt mùi (hạt rau mùi) với 2 cốc nước đun sôi tới khi cạn bớt chỉ còn khoảng 1 cốc nước. Chắt lấy nước uống trong ngày. Hoặc đun nước râu ngô uống vừa mát gan lại giảm sưng nề.

Uống nước chanh cũng có tác dụng giảm nề rõ rệt. Hạn chế tối đa các loại đồ uống có chứa cafein và cồn vừa gây hại cho thai nhi lại làm tình trạng phù nề nghiêm trọng hơn.

Hoặc có thể ngâm từ 15 - 20 hạt vừng trong một cốc nước, ngâm qua đêm và uống khi còn đói lúc buổi sáng thức giấc.
 
Mẹo giảm phù chân cho bà bầu

Ngủ đủ giấc

 
Ngủ cũng là mẹo giảm phù chân cho bà bầu. Cần lưu ý phòng ngủ nên thoáng mát và ở nhiệt độ thường. Bà bầu tránh tiếp xúc với không khí nóng làm tình trạng phù nề nghiêm trọng hơn.

Chọn giày có kích thước phù hợp: Khi mang bầu, chân bạn sẽ to lên so với bình thường nên gần như không thể xỏ vừa những đôi giày cũ. Đây cũng là một nguyên nhân khiến bàn chân phù nề, nguy hiểm hơn còn gây ra chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân. Hãy chọn cho mình những đôi giày mới và nhớ không đi giày cao gót để tránh làm tình trạng sưng nề nghiêm trọng hơn.

Chế độ ăn lành mạnh

 
Hạn chế tối đa muối trong khẩu phần ăn. Tăng cường protein như đậu lăng, các sản phẩm từ sữa, ăn nhiều rau xanh như cải bắp, rau bina. Các loại trái cây: táo, đu đủ và ổi, vitamin, canxi, và kẽm, dầu quả hạnh, khoai lang, hạt hướng dương.

Tập thể dục

 
Bà bầu đi bộ nhẹ nhàng, tập yoga, pranayama... giúp không chỉ tăng cường lưu thông máu giảm sưng nề mà còn giúp mẹ bầu dễ sinh nở hơn.

Nằm nghiêng về phía bên trái

 
Tư thế nằm nghiêng về bên trái mang lại nhiều tác dụng cho bà bầu. Tư thế này tạo ít áp lực lên các tĩnh mạch, không gây cảm trở lưu thông máu, giúp bà bầu ngủ ngon, giảm sưng phù. Các mẹ nên kết hợp cùng với việc kê cao chân khi ngủ để có hiệu quả hơn.

Massage chân

 
Thực hiện động tác xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn và gập bàn chân lại. Tiếp đó, xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ, rồi đổi chân. Tập đều đặn mỗi ngày 2 - 3 lần, mỗi lần trong 10 -15 phút.

Một bài tập khác đơn giản hơn, mẹ bầu nằm trên đệm hay sàn nhà, từ từ nâng từng chân một lên cao, rồi lại hạ xuống sau đó đổi chân. Các động tác hết sức nhẹ nhàng, đơn giản nhưng có tác dụng tăng lưu thông máu, làm giãn các cơ, cho mẹ bầu cảm giác dễ chịu.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/02/16/ba-bau-tang-can-nhu-the-nao-la-hop-ly_16022020005739.mp4[/presscloud]
Bà bầu tăng cân bao nhiêu là hợp lý
 
 
Hà Ly (t/h)