Mẹ bầu đừng dại mắc 7 sai lầm này kẻo khiến thai nhi gặp nguy hiểm

Nghiên cứu cho thấy, những hành động tiêu cực, trạng thái bất ổn hay chế độ ăn uống không lành mạnh của mẹ bầu cũng sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

1. Mẹ bầu cãi nhau, la hét lớn

 

Những lần cãi nhau lớn tiếng, xô xát khiến mẹ bầu mang cảm xúc căng thẳng, khó chịu, từ đó thai nhi cũng bị tác động tiêu cực. Theo nghiên cứu, mẹ bầu bị stress khiến lượng hormone dolpamine và cortisol trong máu tăng cao, chúng theo nhau thai truyền tới thai nhi gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và não. Những đứa trẻ sau khi sinh ra có nguy cơ bị trầm cảm, chậm nói, kém thông minh. Việc la hét lớn dễ khiến bà bầu đau đầu, buồn nôn hay khó ngủ.
 
Những điều chị em nên làm trong thời gian mang thai là nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế suy nghĩ, ngủ đủ giấc, có thể đi dạo nhẹ nhàng để giải tỏa tâm lý căng thẳng.
 

2. Mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều đường

 

Thực tế cho thấy, bà bầu không kiểm soát ổn định lượng đường hấp thụ vào cơ thể rất có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường đa phần xảy ra khi có rối loạn liên quan đến insulin – chất có nhiệm vụ đưa glucose (đường) ra khỏi máu vào các tế bào sống và biến đổi chúng thành năng lượng. Khi nhu cầu insulin không được đáp ứng đủ, lượng đường huyết tăng cao gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng (bệnh tim, suy giảm thị lực, suy thận).
 
Mẹ bầu có thể mất con sớm nếu ăn đường vô tội vạ
Mẹ bầu có thể mất con sớm nếu ăn đường vô tội vạ
 
Các chuyên gia cho rằng, phụ nữ hoàn toàn có thể mang thai khi bị tiểu đường. Tuy nhiên, tiểu đường thai kỳ sẽ làm xuất hiện những rủi ro nhất định đến thai nhi. Những mẹ bầu tiêu thụ lượng đường quá lớn trong thai kỳ, khả năng đứa trẻ sau khi sinh sẽ gặp vấn đề về trí nhớ và thành tích học tập, thậm chí là dị tật bẩm sinh, thai nhi quá lớn…
 
Để khắc phục vấn đề này, trong thời gian mang thai, chị em nên ăn nhiều trái cây tươi thay vì uống nước ép; hạn chế ăn bánh kẹo; từ bỏ thói quen uống café sữa, soda, nước ngọt…
 

3. Mẹ bầu tâm trạng thất thường

 

Bắt đầu quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ thay đổi, ảnh hưởng đến sự dẫn truyền thần kinh của não bộ. Mẹ bầu có thể đột nhiên vui, sau đó lại buồn mà không rõ lý do, tâm trạng trở nên nhạy cảm, dễ khóc, dễ tủi thân… Mặc dù đây là biểu hiện phổ biến ở những người phụ nữ mang bầu, nhưng nếu nó càng trở nên trầm trọng và kéo dài, nên tới gặp bác sĩ để được tư vấn.
 
Mẹ bầu thường xuyên căng thẳng khiến thai nhi gặp vấn đề về trí não
Mẹ bầu thường xuyên căng thẳng khiến thai nhi gặp vấn đề về trí não
 
Trung bình có khoảng 14% đến 23% phụ nữ bị trầm cảm nhẹ đến trung bình trong thai kỳ. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe mẹ bầu, ngay cả sự phát triển về thể chất, cân nặng và não bộ của thai nhi cũng không được thuận lợi. Mẹ bầu nên ngủ đủ giấc, thư giãn tâm lý, làm bất cứu điều gì thấy thoải mái và chia sẻ nhiều hơn với người thân.
 

4. Mẹ bầu tắm bồn nước nóng hoặc tắm hơi

 

Các bác sĩ khuyên bà bầu chỉ nên tắm bằng vòi hoa sen, không nên ngâm mình trong bồn nước nóng hay phòng xông hơi, nhiệt độ cao không có lợi cho thai nhi. Thêm vào đó, ngâm mình trong bồn nước quá lâu sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào âm đạo gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến thai nhi và có nguy cơ sinh non.
 
Nếu mẹ bầu cảm thấy việc tắm bồn có thể đem đến cảm giác thư giãn, nên giữ nhiệt độ nước tương ứng với nhiệt độ cơ thể (không quá nóng) và thời gian tắm tối đa là 10 phút. Đặc biệt, mẹ bầu không nên tắm sau khi bị tụt huyết áp và sau khi ăn no…
 

5. Mẹ bầu bị mất ngủ

 

Nghiên cứu cho thấy, bà bầu ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ sinh mổ và quá trình chuyển dạ khó khăn hơn. Mẹ bầu thiếu ngủ em bé sinh ra có nguy cơ thiếu máu, chậm phát triển…
 
Thai nhi kém phát triển nếu mẹ thường xuyên mất ngủ
Thai nhi kém phát triển nếu mẹ thường xuyên mất ngủ
 
Chị em nên lên kế hoạch lịch trình giấc ngủ, cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, đồn thời uống nhiều nước…  Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về tư thế tốt nhất để ngủ dễ dàng hơn.
 

6. Mẹ bầu ăn nhiều nhưng ít hoạt động

 

Việc tăng cân quá nhiều khi mang thai có thể dẫn đến các biến chứng khi sinh, thậm chí làm ttăng nguy cơ béo phì cho trẻ sau này. Do đó, mẹ bầu nên hoạt động thể chất khi mang thai để tăng cường thể chất và tâm lý cho cả mẹ và con.
 
Tập thể dục nhẹ nhàng tăng cường sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi
Tập thể dục nhẹ nhàng tăng cường sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi
 
Các bác sĩ khuyên nên phụ nữ mang thai nên tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày. Đừng quên đi bộ, nó sẽ giúp cơ thê rvà bộ não của bạn được cung cấp oxy nhiều hơn - rất quan trọng đối với sức khỏe tâm thần.
 

7. Mẹ bầu tiêu thụ nhiều caffein

 

Tiêu thụ nhiều caffein (nhất là khi uống café) sẽ khiến mẹ bầu có cảm giác bồn chồn, lo lắng, tăng nhịp tim và mất ngủ, ợ nóng… Theo nghiên cứu, những mẹ bầu tiêu thụ từ 200 mg caffein trở lên mỗi ngày sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn gấp 2 lần so với những thai phụ không dùng caffein.
 
 
Như Quỳnh (t/h)