Chị em mang thai bị viêm loét đại tràng cần hết sức lưu ý những điều này

Vết loét đại tràng có khả năng chảy máu, tạo ra chất nhầy và mủ; trong khi viêm có thể kích thích ruột kết rỗng thường xuyên dẫn dến tiêu chảy. Điều này khiến chị em lo lắng nhiều hơn trong quá trình mang thai.
Các dấu hiệu của viêm đại tràng thường gây nhầm lẫn với những triệu chứng của thời kỳ thai nghén. Trong đó bệnh đại tràng thường khiến đau bụng dọc khung đại tràng rất gần với tử cung nên dễ ảnh hưởng tới thai nhi. Ngoài ra, các triệu chứng đi kèm có thể là đi ngoài nhiều lần trong ngày, chướng bụng đầy hơi, rối loạn đại tiện… Theo ý kiến của bác sĩ, bệnh đại tràng ở phụ nữ mang thai tuy không tác động trực tiếp tới thai nhi nhưng sẽ gây ảnh hưởng gián tiếp. Trong đó phải kể đến làm giảm hiệu quả hấp thụ dinh dưỡng của thai, tăng nguy cơ sinh non và ảnh hưởng đến tâm lý…

 
Cách tốt nhất để phát hiện viêm đại tràng khi mang thai đó là kiểm tra sức khỏe thai sản định kỳ. Nếu phát hiện bất thường, bạn cần tới gặp bác sĩ để có cách xử lý tốt nhất để không ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Ngoài ra, mẹ bầu bị viêm loét đại tràng cần lưu ý một số điều trong chế độ ăn uống và sinh hoạt.
 

Ăn thực phẩm giàu axit béo omega-3

 

Omega 3 rất hữu ích trong việc điều chỉnh hormone sinh sản, tăng chất nhầy cổ tử cung… điều này rất quan trọng để tăng hiệu quả thụ thai, làm giảm sự nhạy cảm của cơ thể với hormone prolactin. Đồng thời có thể ức chế sự rụng trứng và tăng lưu lượng máu đến tử cung, hỗ trợ sự phát triển của niêm mạc tử cung.
 
Omega-3 giúp giảm tình trạng đau do viêm loét đại tràng
Omega-3 giúp giảm tình trạng đau do viêm loét đại tràng
 
Ngoài ra, omega-3 có tác dụng chống viêm hiệu quả, cụ thể là chống viêm loét đại tràng. Bởi nó làm hạn chế sự sản xuất một trong những hóa chất gây viêm của cơ thể được gọi là cytokine. Nếu viêm giảm, thì tình trang đau bụng liên quan đến viêm loét đại tràng cũng có thể giảm.
 
Thực phẩm giàu omega-3 là dầu gan cá, dầu canola, quả óc chó, hạt bí ngô, hạt điều, quả bơ, hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt vừng, dầu ô liu, dầu ngô và dầu cây rum.
 

Tiêu thụ thực phẩm có chứa vitamin D

 

Dạng hoạt động của vitamin D (calcitriol) có khả năng kiểm soát các gen liên quan đến việc sản xuất estrogen và cấy phôi. Lớp niêm mạc tử cung có thể tạo ra calcitriol để đáp ứng với phôi khi nó đi qua khoang tử cung trước khi cấy ghép.
 
Như chúng ta đã biết, với bệnh viêm loét đại tràng, vi khuẩn vô hại trong ruột bị nhầm là nguy hiểm nên hệ thống miễn dịch kích hoạt phản ứng gây viêm ruột. Khi đó, vitamin D cân bằng phản ứng của hệ miễn dịch và ngăn ngừa phản ứng thái quá ở dạng viêm.
 
Thực phẩm giàu vitamin D là dầu gan cá, cá, ngũ cốc tăng cường, hàu, trứng cá muối, đậu phụ, sữa đậu nành, salami, giăm bông, xúc xích, các sản phẩm từ sữa, trứng và nấm.
 

Tăng cường bổ sung vitamin B6

 

Vitamin B6 hỗ trợ trong việc phục hồi các khiếm khuyết giai đoạn hoàng thể ở phụ nữ gặp vấn đề với rụng trứng. Giai đoạn hoàng thể là thời gian từ ngày rụng trứng đến khi có kinh nguyệt, kéo dài hơn 10 ngày (trung bình là 11 đến 16 ngày) để rụng trứng xảy ra. Nếu nó ít hơn 10 ngày, thì nó được gọi là khiếm khuyết pha hoàng thể.
 
Đặc biệt vitamin B6 rất hữu ích trong quá trình mắc bệnh viêm loét đại tràng.
Vitamin B6 rất hữu ích trong quá trình đối phó với bệnh viêm loét đại tràng
 
 
Ngoài ra, vitamin b6 đã được chứng minh là làm giảm mức độ prolactin trong cơ thể. Prolactin có thể làm gián đoạn quá trình rụng trứng và khiến chu kỳ hàng tháng của người phụ nữ trở nên bất thường. Vitamin này là một chất giãn cơ, có thể giúp giảm đau quặn bụng. Lượng vitamin B6 được khuyến nghị hàng ngày là 100 mg. Ngũ cốc nguyên hạt, quả óc chó, thịt đỏ nạc, hải sản, chuối, khoai tây, đậu, rau bina và ngũ cốc tăng cường là những thực phẩm giàu vitamin B6.
 

Tăng cường bổ sung vitamin C

 

Vitamin C là một loại vitamin tan trong nước, chịu trách nhiệm hình thành collagen trong sụn, xương, cơ và mạch máu. Nó hỗ trợ rụng trứng bằng cách ổn định nồng độ hormone trong cơ thể cần thiết cho quá trình và khiến cơ thể tạo ra nhiều nước cần thiết hơn để tăng chất nhầy cổ tử cung. Vitamin C cũng giúp kích thích sản xuất collagen, hữu ích trong trường hợp vết thương như loét trong niêm mạc ruột.
 
Trái cây và rau quả giàu vitamin C là quả mâm xôi, bông cải xanh, bắp cải, súp lơ, bưởi, chanh, xoài, cam, dưa, đu đủ, dứa, khoai tây, rau bina, dâu tây, quýt và cà chua. Ăn ít nhất một trong những thực phẩm giàu vitamin C trong mỗi bữa ăn chính. Lượng vitamin được khuyến nghị hàng ngày là 65mg.
 

Tăng cường bổ sung kẽm

 

Bổ sung kẽm giúp chống lại nhiễm trùng

Bổ sung kẽm giúp chống lại nhiễm trùng 

 

Trong viêm loét đại tràng, nếu nguyên nhân của nó là nhiễm trùng, kẽm có thể giúp chống lại nhiễm trùng bằng cách duy trì chức năng bình thường của bạch cầu trung tính và tế bào lympho. Lượng kẽm khuyến cáo hàng ngày không được vượt quá 25 mg. Thực phẩm giàu kẽm là động vật có vỏ, cua, gan bê, sô cô la đen, mầm lúa mì, dưa hấu, thịt đỏ nạc, đậu xanh, bí ngô và hạt bí.
 

Bỏ thói quen hút thuốc lá

 
Chất nicotine trong thuốc lá ức chế sản xuất progesterone – chất cần thiết cho sự dày lên của niêm mạc tử cung để chuẩn bị cho việc tiếp nhận và nuôi dưỡng trứng được thụ tinh.

 
Ngoài ra, nicotine là một chất làm co mạch máu có thể làm nặng thêm cơn đau liên quan đến viêm loét đại tràng.
 
 
Như Quỳnh (t/h)