Giảo cổ lam được nhiều người ưu ái gọi bằng cái tên “cỏ trường thọ”, với nhiều thành phần, dưỡng chất tuyệt vời với sức khỏe con người.
Giảo cổ lam là loại dược liệu quý. Từ xa xưa, vị thuốc này đã được vua chúa sử dụng để tăng
sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, làm đẹp cho cung phi. Vì vậy, người Trung Quốc đã ưu ái đặt tên cho loại cỏ này là “cỏ trường thọ”. Ở Nhật Bản, giảo cổ lam là được gọi là “phúc ẩm thảo” và đã được các nhà khoa học Nhật Bản công nhận đây là loại thảo mộc mang lại nhiều lợi ích cho con người.
Giảo cổ lam là loại cây thân thảo, có tua cuốn đơn để leo, thuộc loại hoa đơn tính khác gốc. Lá của loại thảo mộc này có hình dáng giống lá kép hình chân vịt. Mỗi cụm hoa mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, ở bầu có 3 vòi nhụy. Quả giảo cổ lam có hình cầu, đường kính từ 5 – 9mm, khi chín có màu đen. Loại cây này thường mọc ở khu rừng ẩm, thưa tại một số nước châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, một số nước châu Âu…
Được tìm thấy lần đầu ở nước ta vào năm 1997 trên vùng núi cao Phanxipang, Lào Cai, giảo cổ lam được biết đến như một vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh. Hiện nay, có 3 loại là Giảo cổ lam 5 lá, giảo cổ lam 7 lá và giảo cổ lam 3 lá. Dựa vào tên gọi cũng đã có thể hình dung ra sự khác biệt giữa các loại cây này.

Giảo cổ lam được chia làm 3 loại.
Giảo cổ lam 3 lá là loại ít được dùng nhất, cây có 3 lá, dây leo to. Lúc còn tươi nhấm có vị ngọt, không đắng. Khi phơi khô, giảo cổ lam 3 lá không thơm, pha nước có vị nhạt.
Giảo cổ lam 5 lá còn gọi là ngũ diệp sâm hay sâm 5 lá, dây nhỏ, lúc tươi nhấm thấy vị đắng. Khi phơi khô thấy có mùi thơm đặc trưng. Pha với nước dậy mùi thơm, uống thấy có vị đắng nhưng ngọt hậu. Giảo cổ lam 5 lá được sử dụng nhiều và tốt nhất trong các loại giảo cổ lam hiện nay.
Giảo cổ lam 7 lá mọc hoang rất nhiều ở vùng núi thuộc Sapa, Lào Cai. Cây có dây lớn, có 7 lá, khi tươi nhấm có vị đắng. Khi phơi khô không có mùi thơm, pha nước uống vị rất đắng và khó uống.
Tác dụng chữa bệnh của giảo cổ lam
Từ xưa đến nay rất nhiều nghiên cứu về giảo cổ lam, có một đặc điểm chung của các nghiên cứu này là giảo cổ lam đem lại rất nhiều tác dụng cho sức khỏe con người. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra trong giảo cổ lam không có độc tố. Dưới đây là một số tác dụng của giảo cổ lam đã được nghiên cứu:
Giảo cổ lam bảo vệ gan
Giảo cổ lam có tác dụng chống vi trùng. Để kiểm tra hoạt động sinh học của nó, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã gây ra bệnh xơ gan ở chuột bằng cách sử dụng carbon tetrachloride 10%. Sau đó, sử dụng giảo cổ lam cho chuột để điều trị trong ba tuần. Khi phân tích mẫu máu chuột nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng giảo cổ lam làm giảm đáng kể tất cả các dấu hiệu tổn thương gan. Các dấu hiệu này xuất hiện ở mức cao trong máu khi gan bị tổn thương lâu dài.
Giảo cổ lam làm giảm cả biểu hiện xảy ra trong giai đoạn sớm nhất của xơ gan và cả dấu hiệu xảy ra trong quá trình xơ hóa gan. Sau khi tiến hành rất nhiều phân tích và thử nghiệm trong ống nghiệm để xác định kết quả nghiên cứu. Các kết quả thu được đã chứng minh giảo cổ lam có khả năng cải thiện tình trạng xơ gan bằng cách ức chế sự hình thành mô sẹo.
Bổ sung năng lượng
Rễ và thân của loại sâm này thường được sử dụng làm thuốc ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Chúng cũng là thành phần chính của một loại trà thảo dược Trung Quốc, là nhân tố làm tăng tỷ lệ người sống đến trăm tuổi ở một số vùng của Trung Quốc. Uống loại trà này giúp cải thiện năng lượng, tăng sức mạnh và sức bền và chống mệt mỏi.
Giảm căng thẳng và bảo vệ thần kinh
Giảo cổ thuộc nhóm siêu thảo mộc hóa giải căng thẳng, có thể giúp cơ thể chống lại tác động của căng thẳng. Siêu thảo mộc này thúc đẩy cân bằng nội môi hoặc tạo trạng thái cân bằng bằng cách điều chỉnh nhiều quá trình nội bộ. Giảo cổ lam ảnh hưởng đến hai hệ thống chính là hệ thống
miễn dịch và hệ thống nội tiết. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Y học Quốc tế cũng báo cáo rằng giảo cổ lam có khả năng tăng sản xuất glutathione trong não chuột có triệu chứng bệnh Parkinson, cho thấy loại thảo mộc này có tác dụng bảo vệ thần kinh và hoạt động chống oxy hóa mạnh.
Tăng cường miễn dịch
Một lợi ích khác của giảo cổ lam là hoạt động chống ô xy hóa. Hoạt chất có trong loại sâm này có tác dụng bảo vệ và tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch gọi là thực bào, giúp tiêu diệt vi khuẩn và các vật thể ngoại lai khác.
Giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim
Loại sâm này cũng có thể được sử dụng để kiểm soát cholesterol. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Dược phẩm và Dược phẩm, các nhà nghiên cứu đã báo cáo rằng loại sâm này có thể làm giảm nồng độ nitrat với hiệu quả tương tự như thuốc theo toa. Nó cũng làm giảm mức chất béo trung tính và tổng lượng cholesterol ở chuột bị tăng lipid máu. Những kết quả này chứng minh rằng giảo cổ lam còn có thể hữu ích trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh tim.
Cách sử dụng: Rửa sạch lá giảo cổ lam, phơi khô. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng 20 g pha với nước sôi như pha trà, uống thay nước.
Giảo cổ lam có tác dụng giảm béo
Các nghiên cứu từ những năm 2006 đã khẳng định: Giảo cổ lam có tác dụng hoạt hóa enzyme, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo và tăng chuyển hóa đường trong cơ thể giúp cải thiện tình trạng béo phì, giúp giảm cân an toàn và hiệu quả. Một số cuộc thử nghiệm cho thấy việc sử dụng giảo cổ lam giảm béo với liều lượng 150mg/kg sẽ giảm được 5,7% trọng lượng của cơ thể so với mức ban đầu; sử dụng với liều 300mg/kg trong lượng sẽ giảm 7,7% so với mức cân ban đầu.
Theo Đông Y giảo cổ lam có vị ngọt đắng, tính hàn, vô độc; vào các kinh Tỳ, Phế, Tâm và Thận. Có tác dụng ích khí kiện tỳ (tăng cường tiêu hóa), thanh nhiệt giải độc, chỉ khái hóa đàm (chống ho tan đờm), dưỡng tâm an thần. Chủ trị bệnh hậu hư nhược (suy nhược sau khi mắc bệnh), khí hư âm thương (phần khí, phần âm bị thương tổn), phế nhiệt đàm khái (ho khạc ra đờm do phế nhiệt), khí suyễn, tâm quý thất nhãn (tim loạn nhịp, mất ngủ). Giảo cổ lam sau khi thu hái về thường chỉ lấy phần lá để làm dược liệu. Trong lá giảo cổ lam có chứa nhiều hoạt chất và có tác dụng chữa bệnh tốt nhất. Rửa sạch lá Giảo cổ lam rồi đem đi phơi hoặc sấy khô. Giảo cổ lam thường được sử dụng như trà uống hàng ngày hoặc dùng chung với các dược liệu khác (theo chỉ dẫn của bác sĩ) cũng cho tác dụng rất tốt. |
Xem Thêm: Bèo cái: Người Việt dùng nấu cám lợn, ai ngờ bên Nhật coi như thuốc quý
Nguyễn Dung(t/h)