Hoa cứt lợn thanh nhiệt, giải độc sát trùng và nhiều công dụng chữa bệnh bất ngờ

Cây hoa cứt lợn là loại cây mọc hoang bên đường nhưng lại cho tác dụng trị nhiều bệnh khác nhau. Cây hoa cứt lợn thực chất là một vị thuốc quý mà không phải ai cũng biết.
Cây hoa cứt lợn hay còn có tên gọi khác là hoa ngũ vị, thắng hồng kế hay cỏ hôi. Đây là một loại cây thuộc dòng họ cúc Asteraceae, là loại cây thân nhỏ, xung quanh thân có mọc rất nhiều lông. Cây mọc hoang khắp mọi nơi trên đất nước ta, chiều cao khoảng từ 20cm đến 50cm. Lá cây cứt lợn có chiều dài từ 2 – 6cm, chiều rộng khoảng 1 – 3cm, chúng mọc đối hình quả trứng gồm 2 cành. Phần mép lá có răng cưa và lông, mặt trên của lá có màu sắc đậm hơn mặt dưới.
 
Tac-dung-chua-benh-cua-hoa-cut-lon
 
Loài cây này có hoa màu xanh hoặc tím, quả đen. Cây thường mọc hoang ở các bụi cỏ ven đường, phân bổ chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng miền núi và đồng bằng bắc bộ. Cây có thể sinh sống và phát triển trong mọi điều kiện thời tiết. Bộ phận có giá trị nhất của cây cứt lợn là rễ và lá, có thể sử dụng được cả cây tươi và khô để điều chế thuốc. Thành phần hóa học chính có trong cây cứt lợn là tinh dầu, chiếm khoảng 2%. Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy trong loại cây này còn chứa hai hoạt chất mang lại giá trị dược tính cao là saponin và ancaloit. Với đặc tính này, cây hoa cứt lợn đã được ứng dụng rất rộng rãi trong việc điều trị các chứng bệnh như: Viêm xoang, viêm mũi dị ứng, trị nấm, gàu giúp tóc suôn mượt...
 

Tác dụng chữa bệnh của cây cứt lợn

 
Theo quan niệm của y học cổ truyền, cây hoa cứt lợn có vị cay, đắng, tính mát, đi vào hai kinh chính là thủ thái âm phế và thủ quyết âm tâm bào, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, tiêu thũng, trục ứ. Dùng chữa những bệnh cảm mạo phát sốt, các chứng bệnh viêm nhiễm, sưng, nóng, đỏ, đau, các u nhọt nóng trong người. Ngoài ra, còn có tác dụng chữa các bệnh sa tử cung và u tử cung. Đặc biệt nhất của cây hoa cứt lợn là chữa bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
 

Cây cứt lợn chữa bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng

 

Tac-dung-chua-benh-cua-hoa-cut-lon
 
Để chữa viêm xoang mũi dị ứng, viêm tai, người ta lấy lá tươi rửa thật sạch với nước muối loãng, xả lại với nước sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, tẩm vào bông bôi vào bên trong mũi đau hoặc ngoáy vào tai đau. Có thể dùng cành lá khô 15 - 30g sắc với 500ml nước, còn lại 200ml, vừa xông mũi, vừa chia 2 lần uống trước bữa ăn.
 

Tai nhọt sưng đau

 
Những mụn nhọt mọc lên trên cơ thể, lúc đầu còn nhỏ, sau to dần sưng lên, sờ vào nóng, có màu đỏ, đi lại vận động khó khăn. Lấy cả cây hoa cứt lợn rửa sạch giã nhỏ cho thêm vài hạt muối đắp vào chỗ có nhọt độc lấy băng buộc thuốc vào cho chặt. Làm ngày một lần, khi nào hết sưng thì dừng.
 

Phụ nữ rong huyết sau sinh

 
Sau sinh thường 1 tuần phụ nữ sẽ hết ra huyết, trường hợp bị rong có khi kéo dài hằng 3 - 4 tuần, cần dùng bài thuốc sau: Lấy 30 - 40g cây hoa cứt lợn tươi, rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt uống chia 3 lần trong ngày, bỏ bã, uống kiên trì sẽ hết rong.
 

Eczema, chốc đầu

 
Cây cứt lợn lượng vừa phải, nấu nước rửa tổn thương, ngày 1-2 lần.

Hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày

 

Cây cứt lợn 20 g, cỏ nhọ nồi, kim nữu khấu, dạ hương ngưu, ma phong mỗi thứ 30g đem rửa sạch, giã nát, thêm 100ml nước cất dùng để uống hàng ngày có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung và ung thư dạ dày. Mỗi ngày uống 2 lần sau bữa ăn 30 phút để mang lại hiệu quả cao nhất.
 

Trị vết thương chảy máu, vết loét, chàm

 
Để trị vết thương hở hoặc vết chàm, bạn rửa sạch toàn bộ thân cây thảo mộc tươi này, sau đó nghiền nát (tránh không nghiền quá mịn). Bạn bọc hỗn hợp lại trong một miếng băng và đắp miếng băng 3−4 lần một ngày. Nhớ phải thực hiện phương pháp này liên tục cho đến khi hồi phục hoàn toàn bạn nhé.
 

Chữa bỏng hoặc loét da

 
Bạn rửa sạch phần cây hoa cứt lợn tươi, sau đó thêm vào một ít gạo nguyên cám và một thìa muối rồi xay nhuyễn cho đến khi hỗn hợp mịn. Bạn dùng tấm vải bọc hỗn hợp lại và đắp lên vùng cảm thấy bỏng hoặc loét da.
 
Tac-dung-chua-benh-cua-hoa-cut-lon

 

Điều trị bệnh thấp khớp, sưng tấy do bong gân

 
Bạn chuẩn bị lá tươi và cành non của cây hoa cứt lợn, nồi cơm, nửa muỗng cà phê muối. Sau đó, bạn rửa sạch toàn bộ lá, cành non và nghiền nát cùng với gạo, muối. Sau khi hỗn hợp được nghiền mịn như bột, bạn dùng phần bột thuốc thoa vào các khớp bị sưng và băng bó lại, để yên khoảng 1−2 giờ rồi tháo bỏ băng. Bạn nên thực hiện thao tác này 2−3 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn.
 

Chăm sóc tóc

 
Cách chăm sóc tóc cực kỳ đơn giản, bạn rửa sạch lá và cành của cây hoa cứt lợn tươi, sau đó nghiền nát nhưng tránh nghiền quá mịn. Bạn ủ tóc với một miếng vải trong vòng hai đến ba tiếng rồi gội sạch đầu. Bạn nhớ dùng thường xuyên để đạt được kết quả tốt nhất và theo dõi kết quả sau khi dùng hỗn hợp thoa lên toàn bộ da đầu và mái tóc.

Hoa cứt lợn hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận

 
Chuẩn bị 20g cứt lợn, 12 râu ngô, 20g mã đề, 16g kim tiền thảo, sắc với nước uống mỗi ngày 2-3 lần trong khoảng 1 tháng, sỏi thận sẽ tiêu biến.
 

Trị bệnh tại yết hầu

 
30-50 cây tươi về rửa sạch, giã nát lấy nước  rồi pha thêm với đường phèn uống để trị bệnh tại yết hầu. Kết hợp với dùng cây hoa cứt lợn tươi rửa sạch, phơi khô, tán bột, ngậm đều sáng tối để mang lại hiệu quả trị bệnh cao nhất. Liệu trình áp dụng từ 5- 7 ngày.
 

Lưu ý khi dùng hoa cứt lợn chữa bệnh


 
Cây hoa cứt lợn khá lành tính được sử dụng với mọi trường hợp. Tuy nhiên, nên sử dụng cây hoa cứt lợn điều trị bệnh theo hướng dẫn của y bác sĩ để mang lại hiệu quả cao nhất. Tránh nhầm lẫn cầy cứt lợn nói đây với cây bông ổi (ngũ sắc) và cây hy thiêm nhiều nơi cũng gọi là cây cứt lợn. Một số người thấy cây cứt lợn này có tác dụng tốt, nhưng tên lại xấu xí cho lên đã gọi cây này là cây ngũ sắc, ngũ vị hay còn gọi là cây bông ổi. Vậy chú ý tránh nhầm lẫn, dùng sẽ không thấy có tác dụng mong muốn.
 
 
Nguyễn Dung (t/h)