Phù hợp với quan niệm truyền thống: Thường thì theo quan niệm truyền thống sẽ là chồng làm chủ bên ngoài, vợ làm chủ trong nhà. Do đó, chồng phải đưa tiền thì vợ mới có thể quán xuyến được mọi việc trong nhà. Hơn nữa, mục đích kiếm tiền của đàn ông chẳng phải là để cho gia đình hay sao? Vậy thì việc đưa lương cho vợ chính là một lẽ đương nhiên.
Giúp xây dựng kế hoạch tốt hơn: Là vợ chồng thì không nên phân chia tiền anh tiền tôi, tiền phải đổ về một mối. Bởi vậy nên hợp lương của vợ và chồng lại với nhau.

Phụ nữ quản lý tiền bạc tốt hơn đàn ông: Thông thường đàn ông chỉ lo chuyện lớn, chuyện nhỏ nhặt trong gia đình thường do phụ nữ xử lý. Vợ cũng hường tinh tế, nhạy cảm và biết sắp xếp tính toán hơn. Họ biết nên tiêu gì, mua gì, làm thế nào có thể chi tiêu và tiết kiệm hợp lý.
Giúp chồng tránh được cám dỗ ngoài xã hội: Nếu trong tay đàn ông có nhiều tiền, họ dễ rơi vào những mê hoặc, cám dỗ bên ngoài xã hội như nhậu nhẹt, rượu chè, gái gú, ngoại tình.
Vợ thường làm việc nhà nhiều hơn: Người vợ có trăm ngàn gánh nặng. Ngoài đi làm bình thường, họ còn phải chăm con, làm việc nhà, hiếu thuận với bố mẹ ông bà. Công lao ấy nên được hồi đáp bằng cách đưa tiền lương cho vợ, hành động này của chồng vừa thể hiện trách nhiệm vừa thể hiện tình cảm yêu thương dành cho vợ và gia đình.

Là biểu hiện của sự tôn trọng phụ nữ: Người phụ nữ khi lấy chồng là phó thác tất cả cho người đàn ông ấy, hạnh phúc hay khổ đau đều phụ thuộc vào điều này.
Phòng ngừa bất trắc: Việc đưa tiền cho vợ giữ gìn và tiết kiệm có thể đối phó với những tình huống bất ngờ ngoài ý muốn như tai nạn xe cộ, bệnh tật, ốm đau...
Giúp giảm bớt những mâu thuẫn trong gia đình: Chồng giữ tiền riêng quá nhiều sẽ khiến vợ nghi ngờ anh có thú vui bên ngoài. Việc này cũng sẽ dẫn đến mâu thuẫn, cãi vã của cả hai. Ngược lại, nếu đưa tiền cho vợ, cô ấy vừa giúp bạn quản lý tài chính, lại có thể đưa ra những lời khuyên chi tiêu hợp lý.
Theo Thùy Nguyễn/SKCĐ