Dâu tằm từ lâu đã được dân ta mệnh danh là loại cây “tiên dược” có thể chữa được rất nhiều bệnh và cực tốt với sức khoẻ.
Dâu tằm một loài cây vô cùng thân thuộc trong đời sống người Việt Nam chúng ta, dâu tằm gắn liền với nghề dệt lụa và lụa tơ tằm đã trở thành một nét đặc trưng truyền thống của dân tộc Việt Nam. Không chỉ làm nguyên liệu cho nghề lụa, các bộ phận của cây dâu tằm còn là một vị thuốc quý, nhất là quả dâu tằm là một vị
Thuốc Nam bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe đặc biệt là sinh lý nam giới. Nhiều người thường ví von, dâu tằm chính là thứ “tiên dược” trời ban cho con người bởi những tác dụng chữa bệnh kỳ diệu của mình.
Cây dâu tằm có tên gọi khác là cây Mạy môn, Cây Dâu cang, cây Tầm tang. Cây có tên khoa học là Morus alba L, thuộc họ thân gỗ. Dâu tằm là cây gỗ lớn có chiều cao lên đến 15m, thân màu nâu hoặc vàng vàng. Lá có gốc hình tim, chóp lá có thể tù hoặc hơi nhọn, có răng cưa với các răng hình tam giác tù, khía rộng mọc so le lẫn nhau. Hoa cùng gốc hoặc khác gốc, trong đó hoa cái thường thành bông đuôi sóc hơi dài hơn rộng, nhưng không quá 2cm. Qủa có màu trắng hay hồng, mọng nước khi chín có màu đen tím. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc. Từ lá, hoa, quả, gốc, rễ, vỏ cho đến những tổ bọ ngựa, cây tầm gửi ký sinh trên cây.
Trong quả dâu có: Nước 84,71%; Đường 9,19%; Axit 8%; Protit 0,36%; Tanin; Vitamin C; Caroten. Trong đường có glucoza, fructoza. Trong axit có axit malic, axit sucinic. Một số tài liệu Trung Quốc cho biết: Cứ 100g quả Dâu có 1,6g anbumin, 0,4g chất béo, 9,6g chất đường, 20mg caroten, 30mg canxi, 33mg phốtpho, 0,3mg sắt.
Những lợi ích tuyệt vời của dâu tằm
Theo
Đông y, dâu tằm có thể chế biến thành nhiều món ăn bài thuốc mang lại lợi ích cho sức khỏe. Công dụng nổi bật nhất của quả dâu tằm là chữa mất ngủ, chống bạc tóc, chữa ho, tốt cho khớp xương, thông huyết khí, giúp da dẻ hồng hào.
Hỗ trợ điều trị mất ngủ
Lá dâu tằm với đặc điểm nổi bật đó là có vị ngọt, tính hàn, hơi đắng, khi sử dụng giúp thanh lọc gan và giải nhiệt cơ thể rất hiệu quả. Bên cạnh đó, tác dụng tuyệt vời của loại lá này còn được Đông y phát hiện ra đó là trừ phong, sáng mắt, thanh lọc phổi, thông khí huyết.

Đặc biệt, lá dâu tằm còn mang đến công dụng chữa chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi và giúp thư giãn thần kinh vô cùng tốt. Do vậy, khi cơ thể thoải mái và hệ thần kinh được thư giãn sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn đồng thời chất lượng giấc ngủ cũng được cải thiện hơn.
Không những thế, lá dâu tằm khô còn có tính bổ huyết mang lại tác dụng sản sinh ra dịch vị, nhuận tràng. Nhờ đó, bệnh mất ngủ của bạn sẽ được hỗ trợ điều trị một cách hiệu quả, an toàn và dài lâu. Vì vậy, đây cũng chính là lý do vì sao lá dâu tằm chữa mất ngủ lại được nhiều người sử dụng và mang lại kết quả hài lòng như vậy.
Cai sữa
Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước lá dâu tằm hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa. Bên cạnh đó, một số người còn có thể bị mất sữa nếu chạm vào cành hoặc cây dâu tằm. Do đó, các mẹ có thể áp dụng bài thuốc tiêu sữa hoàn toàn bằng lá dâu tằm: Dùng một nắm lá dâu tằm, xao thơm, hạ thổ, sắc lấy nước uống, giúp tiêu hết sữa triệt để. Hoặc mẹ bầu có thể đun lá dâu tươi lên và uống thay nước hàng ngày.
Hỗ trợ tiêu hóa
Giống như hầu hết các loại trái cây và rau quả, dâu tằm có chứa chất xơ hòa tan, đáp ứng khoảng 10% nhu cầu hàng ngày của bạn chỉ trong một lần ăn.
Giúp tim khoẻ mạnh
Chất xơ hòa tan có thể giúp cải thiện
sức khoẻ tiêu hóa bằng cách tăng tốc độ di chuyển thức ăn thông qua đường tiêu hóa, đồng thời giảm hiện tượng táo bón, đầy bụng và chuột rút. Hơn nữa, chất xơ giúp điều chỉnh mức cholesterol và bảo vệ sức khoẻ tim mạch.
Kiểm soát đường huyết
Một chất chống oxy hóa khác được tìm thấy trong quả dâu tằm là flavonoid, được chứng minh có tác dụng điều chỉnh sự tăng, giảm lượng đường trong cơ thể. Bên cạnh đó, quả dâu tằm còn chứa các thành phần hữu ích khác, có tác dụng giúp kiểm soát mức đường huyết ở những bệnh nhân
tiểu đường.
Làm đẹp tóc, trị tóc bạc, tóc rụng
Quả dâu ngoài chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thì còn chứa chất hỗ trợ giúp tóc đen và bóng. Khi bị tóc rụng nhiều, bạn có thể hái lá dâu tằm nấu với nước bồ kết để gội đầu. Áp dụng phương pháp này nhiều lần, bạn sẽ thấy hiệu quả mà nó mang lại. Bên cạnh đó, bạn có thể lấy trái dâu tằm đã chín đen, 1 ít hà thủ ô đem ngâm với rượu uống sẽ giúp tóc có màu đen óng, lâu bạc.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Vitamin C là một vũ khí phòng thủ mạnh mẽ chống lại bất kỳ bệnh tật hoặc các mầm bệnh ngoại lai trong cơ thể mà các chất chống oxy hoá khác không làm được. Trong khi một khẩu phần nhỏ dâu tằm cũng đáp ứng gần như toàn bộ nhu cầu của vitamin C trong ngày giúp bạn có một vũ khí mạnh để chống lại bệnh tật.
Ngăn ngừa lão hóa sớm
Dâu tằm có chứa nhiều vitamin A, C, E cùng với các thành phần carotenoid như lutein, beta carotene, zea-xanthin, và alpha carotene. Tất cả các yếu tố này hoạt động như chất chống oxy hoá đặc biệt có tác động tích cực đến da, mô, tóc và các vùng khác của cơ thể, nơi các gốc tự do tấn công. Dâu tằm có thể giúp giữ cho làn da mịn màng, giảm sự xuất hiện của các đốm đem, nám. Đồng thời giữ cho tóc bóng và khỏe mạnh bằng cách ngăn ngừa các hoạt động oxy hoá của các gốc tự do.
Phòng chống ung thư
Với hàm lượng cao anthocyanins, vitamin C, vitamin A, các hợp chất polyphenolic và phytonutrient khác, dâu tằm là trái cây hoàn hảo với khả năng chống oxy hoá giúp chống lại các gốc tự do có hại phá huỷ các tế bào khỏe mạnh, khiến chúng biến thành những tế bào ung thư. Nhiều chất chống oxy hoá được tìm thấy trong dâu tằm có thể vô hiệu hóa các gốc tự do này một cách nhanh chóng, ngăn ngừa hình thành các tế bào ung thư.
Lưu ý: Dâu tằm không chỉ là một loại quả ăn ngon, có nhiều tác dụng với sức khỏe mà nước dâu ngâm cũng là một vị
thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, vì dâu thuộc tính hàn nên không dùng đối với các bệnh như sôi bụng, ỉa chảy… Mặt khác, dâu kỵ với kim loại nên khi nấu nước dâu phải sử dụng nồi tráng men hoặc nồi đất.
Nguyễn Dung (t/h)