Lợi ích tuyệt với của cà rốt
Bảo vệ thị lực: Bản thân cà rốt có chứa vitamin A và beta-carotene cũng có thể được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Vitamin A có liên quan mật thiết đến sức khỏe của mắt, bảo vệ võng mạc và thủy tinh thể khỏi bị phá hủy bởi các "gốc tự do", để đôi mắt ở trạng thái tốt nhất.
Tăng cường hệ thống miễn dịch: Vitamin A giúp hỗ trợ các tế bào T - là các tế bào bạch cầu của hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch được tăng cường giúp cơ thể có khả năng chống lại nhiễm trùng tốt hơn.
Tốt cho da: Theo thông tin trên Thanh Niên một nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ thực phẩm giàu beta carotene có thể giúp bảo vệ làn da khỏi tác hại của bức xạ tia cực tím. Nếu muốn giúp cơ thể chuyển hóa nhiều beta carotene thành vitamin A, nên ăn cà rốt kèm với một chút chất béo, theo Insider.
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu: Thực phẩm được coi là thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp nếu nó không làm tăng lượng đường trong máu một cách nhanh chóng. Thông thường, thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có GI là 49 hoặc thấp hơn.
Giúp ích cho đường ruột: Cà rốt là một loại thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ có thể giúp duy trì nhu động ruột khỏe mạnh và đều đặn, giúp ích cho sức khỏe đường ruột tổng thể.
Giảm cholesterol: Cà rốt không chứa tinh bột nên có lợi cho tim mạch và tốt cho lượng cholesterol. Nguyên nhân một phần là do cà rốt rất giàu chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm cholesterol một cách tự nhiên.
Chống laị bệnh tật: Cà rốt chứa nhiều chất chống ô xy hóa chống lại các gốc tự do. Các gốc tự do có thể gây ra stress dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch và ung thư. Do đó, thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất chống ô xy hóa như cà rốt có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tật và duy trì sức khỏe tốt.
Giảm xác suất đột quỵ: Cà rốt có chứa canxi pectate, một loại chất xơ thực vật hòa tan trong nước có thể giúp giảm cholesterol trong cơ thể, giảm nguy cơ đột quỵ.
Giúp ngăn ngừa nhiều loại ung thư: Khi cà rốt đã nấu chín, các chất trong nó sẽ phát huy tối đa khả năng như bổ sung lượng beta-caroten thích hợp khiến tế bào ung thư gan giảm đi; β-caroten đi vào đường tiêu hóa của con người có thể nâng cao khả năng chống lại ung thư ruột kết của ruột.
Ăn nhiều cà rốt có vàng da?
Trả lời câu hỏi này trên báo Sức khỏe & Đời sống, bác sĩ Cẩm Nga cho hay, trong cà rốt có chứa nhiều glucoza, chất lecithin, caroten, dầu thực vật, muối, kali, magiê, sắt, canxi... đặc biệt cà rốt chứa rất nhiều caroten (cứ 100g cà rốt chứa 5mg caroten). Khi vào cơ thể nó được chuyển hóa thành vitamin A rất cần cho sự phát triển của cơ thể, giúp sáng mắt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể và giữ cho da dẻ mịn màng. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều và liên tục, lượng caroten cao không được cơ thể chuyển hóa hết thành vitamin A sẽ gây tích lũy và ứ đọng ở gan gây chứng vàng da, ăn không tiêu, mệt mỏi.
Do vậy bình thường mỗi tuần chỉ nên cho trẻ ăn từ 2-3 lần, mỗi lần một nửa củ to hoặc một củ nhỏ 50g là vừa, với phụ nữ có thể ăn 100-150g ngày. Trong trường hợp trẻ bị vàng da, ăn uống kém... nên ngừng cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A như: cà rốt, đu đủ, gấc, rau ngót, rau dền cơm..., chứng vàng da sẽ dần biến mất khoảng 2 tuần sau đó, có thể sử dụng lại các thực phẩm trên nhưng ở mức độ vừa phải.
Trúc Chi (t/h)