Chế biến măng tây cho bà bầu theo cách này để nhận giá trị dinh dưỡng tuyệt vời nhất

Măng tây có tác dụng bổ sung axit folate cho thai nhi, ngăn thiếu máu cho thai phụ và nhiều lợi ích khác. Gợi ý một số cách chế biến măng tây cho bà bầu.
Măng tây xanh là loại rau cao cấp, có nguồn gốc từ châu Âu, hay còn được gọi là rau “hoàng đế” bởi giá trị dinh dưỡng cao. Trong măng tay rất giàu chất xơ, protein, gluxit và các vitamin như: A, C, K, B1, B2, B6, axitphuric,… Trong một cành măng tây có đến 1/4 khối lượng của nó chứa các chất khoáng thiết yếu như: canxi, kali, kẽm, magiê. Măng tây được xếp vào nhóm những siêu thực phẩm bổ dưỡng dành cho bà bầu.
 

Bà bầu ăn măng tây tốt không?


Ăn măng tây giúp bổ sung vô vàn dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho sự phát triển em bé cũng như sức khỏe mẹ bầu.

Bổ sung folate cho thai nhi


Mang tây rất giàu axit folate, đây là một chất vô cùng quan trọng trong sự hình thành não bộ của thai nhi ở giai đoạn đầu. Mẹ bầu ăn măng tây bổ sung lượng folate cần thiết giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
 
Bà bầu ăn măng tây tốt không, cách chế biến măng tây cho bà bầu

Cung cấp vitamin K


Cành măng tây màu xanh rất giàu vitamin K. Ước tính một chén măng tây cung cấp tới một nửa nhu cầu vitamin K hàng ngày của mẹ bầu giúp hỗ trợ hấp thu canxi, phát triển hệ xương của thai nhi, ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và chuột rút cho mẹ bầu.

Tốt cho tim mạch


Nhờ chứa lượng potassium và folate cao nên ăn măng tây có tác dụng điều hòa huyết áp. Cùng với đó, lượng chất xơ dồi dào giúp giảm hấp thụ cholesterol trong máu để cho chất saponin lại có khả năng gắn kết cholesterol ở đường tiêu hóa. Quá trình này giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.

Tốt cho đường ruột


Măng tây chứa một hoạt chất đặc biệt là inulin giúp bảo vệ chức năng đường ruột, hỗ trợ các lợi khuẩn Bifidobacteria và Lactobacilli phát triển. Mặt khác, chất xơ trong măng tây cũng tác dụng nhuận tràng hiệu quả.
 
Bà bầu ăn măng tây tốt không, cách chế biến măng tây cho bà bầu

Đẹp da và giảm cân


Với chị em, làn da và cân nặng luôn là những mối quan tâm hàng đầu. Măng tây không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn có tác dụng làm đẹp. Dưỡng chất vitamin A và vitamin C có trong măng tây giúp da chắc khỏe, tăng cường tái tạo collagen ngăn ngừa lão hóa. Chất chống oxy hóa đặc biệt là glutathione giúp hạn chế tác hại của ánh nắng mặt trời lên da, giảm tốc độ lão hóa da. Măng tây không chứa calories nên chị em có thể ăn nhiều mà không lo tăng cân.
 

Cách chế biến măng tây cho bà bầu


Măng tây có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau thơm ngon lạ miệng. Tuy nhiên phổ biến nhất và ngon nhất là măng tây xào tỏi hay măng tây xào thịt bò.

Chị em có thể chế biến một số món khác như măng tây cuốn thịt ba chỉ rán, măng tây luộc chấm mắm tỏi, măng tây rưới sốt nấm kem tươi, măng tây nấu xốt cá, măng tây xào thịt bò sốt mù tạt, salad măng tây, soup măng tây, măng tây áp trứng,…

Có thể thêm măng tây vào món salad hoặc thêm một chút dầu ô liu, một chút muối và chút nước cốt chanh.

Măng tây non rất giòn, có thể bẻ cong cọng măng để lấy phần non để chế biến. Mọi người có thể tận dụng phần gốc còn lại nấu cùng với đường phèn có tác dụng mát gan, lợi tiểu.
 
Bắp bò hầm măng tây cà chua bi: Bắp bò rửa sạch với nước muối đem luộc sơ với nước có gừng rồi mới hầm kỹ thêm chút muối. Măng tây lấy phần ngọn, dùng dao bào bỏ xơ già, rửa sạch, cắt khúc ngắn. Cà chua bi rửa sạch, để nguyên trái hoặc chẻ đôi. Khi bắp bò mềm, vớt ra, cắt lát mỏng, thả cà chua, măng tây vào nấu chín, nêm muối, đường.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/11/phu-nu-mang-thai-khong-nen-an-gi_11032020164959.mp4[/presscloud]
Phụ nữ mang thai không nên ăn gì
 
 
Hà Ly (t/h)