5 năm bị những cơn ngứa hành hạ

Thử nghiệm điều trị bệnh chàm nghiêm trọng ở trẻ em
Bé Honor được tham gia thử nghiệm nghiên cứu NHS tại Bệnh viện Churchill của Oxford. Các chuyên gia cho bé sử dụng methotrexate - một loại thuốc thường được dùng cho những người bị ung thư cổ, phổi và vú. Kết quả, làn da của Honor cải thiện đáng kể.
Dù chương trình thử nghiệm đã hoàn thành vào tháng 1/2018, nhưng bé Honor vẫn duy trì sử dụng thuốc đến nay và đã thấy những cải thiện rất lớn trên làn da của mình.
Với những tín hiệu tích cực từ con gái, chị Laura hiện đang khuyến khích những người khác cân nhắc tham gia vào nghiên cứu sức khỏe này. Sau 5 năm vật lộn với bệnh chàm, giờ đây Honor đã có thể ăn tốt, ngủ ngon và đi học bình thường.
Bệnh chàm ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh chàm có tên y học là eczema, được coi là viêm da mãn tính do vấn đề tự miễn do hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức phản ứng với các chất vô hại.
Bệnh chàm có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh hay gặp trên những người có cơ địa đặc biệt dễ nhạy cảm với những dị nguyên ở ngoài hoặc ở trong cơ thể. Tuy nhiên, bệnh phổ biến hơn ở trẻ em, trong đó 15% trẻ sơ sinh mắc bệnh chàm.

Biểu hiện chính của bệnh là các mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ do bị viêm. Các mụn nước vỡ ra rất nhanh và chảy nước vàng, sau khô đọng lại thành vảy tiết màu vàng và bong đi. Sau đó là các vảy da cũng sẽ bong dần rồi da trở lại bình thường. Bệnh chàm phát thành từng đợt không đều nhau, bao giờ cũng kèm theo ngứa và hay tái phát.
Bệnh chàm có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh. Tuy nhiên bệnh chàm ở trẻ em thường do hai yếu tố gây ra:
Bệnh thường xuất hiện ở những trẻ mà gia đình có người mắc các bệnh có yếu tố dị ứng như hen, viêm mũi xoang, dị ứng, sẩn ngứa, dị ứng thuốc, mề đay. 60% người bị viêm da cơ địa sẽ có con mắc bệnh viêm da cơ địa, chàm Nếu cả bố và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 80% con sinh ra bị bệnh.
- Trẻ có thể bị dị ứng với một số thức ăn như sữa, hải sản, thịt bò, thịt gà... Khi không ăn những thức ăn gây dị ứng bệnh của trẻ sẽ giảm đi rõ rệt.
- Bệnh hay tái phát và rất nhạy cảm với các yếu tố như nhiễm trùng, mọc răng, tiêm chủng, thay đổi khí hậu hay môi trường sống.
- Bệnh thường trở nên cấp tính những khi trẻ tiếp xúc với lông súc vật, gia cầm, mặc đồ len, dạ...
- Bệnh chàm có rất nhiều mức độ được phân thành: cấp, bán cấp hay mạn tính. Tùy theo cơ địa của từng trẻ, mà bệnh sẽ nặng hoặc nhẹ hoặc tái đi tái lại nhiều lần.

Dựa vào biểu hiện lâm sàng có thể chia ra bệnh chàm ở trẻ em làm hai giai đoạn:
Bệnh chàm thể tạng thời niên thiếu (trẻ trên 2 tuổi). Lúc này bệnh đã chuyển sang thể mạn tính. Biểu hiện là các vết ban đỏ sau tai, mi mắt, cằm, vùng da giữa cẳng tay, cổ chân...