Bệnh đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì?

Bệnh đau mắt đỏ có được điều trị dễ dàng hay không cũng phụ thuộc phần lớn vào việc tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Người bệnh đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì?

 

Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan qua mắt thứ hai. Ghèn thường là nước trong hoặc ghèn màu vàng. Trong các bệnh về mắt, bệnh đau mắt đỏ là bệnh thường gặp nhất, đặc biệt là vào những thời điểm giao mùa. Bệnh đau mắt đỏ sẽ nhanh khỏi khi kết hợp được phương pháp điều trị thích hợp cùng chế độ ăn uống phù hợp.
 
Thực phẩm cay nóng khiến bệnh đau mắt đỏ nặng hơn
Thực phẩm cay nóng khiến bệnh đau mắt đỏ nặng hơn
 
Bệnh đau đỏ là dạng bệnh về viêm kết mạc, do bị vi khuẩn tấn công vào vùng niêm kết mạc của mắt, gây đỏ, ngứa, chảy ghèn… Do đó, người bệnh đau mắt đỏ nên bỏ qua các loại thực phẩm cay, nóng. Đặc biệt là những loại gia vị như ớt, tiêu, tỏi… sẽ khiến cho mắt ngứa, sưng đỏ hơn. Bên cạnh đó, chất tanh có trong một số loại thực phẩm như tôm, cua, cá, mực… sẽ làm cho tình trạng bệnh đau mắt đỏ nặng và kéo dài thời gian mắc bệnh hơn.
 
Như bạn đã biết café, bia, rượu, thuốc lá… là các chất kích thích vốn dĩ đã không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với bệnh đau mắt đỏ. Rượu sẽ làm giảm tầm nhìn của mắt, đòi hỏi tăng sự điều tiết. Còn lượng nocotin trong thuốc lá sẽ tác động vào hệ thần kinh, làm tăng sự điều tiết ở mắt. Do đó người bệnh đau mắt đỏ sử dụng những chất kích thích này sẽ khiến bệnh biến chứng nặng và nguy hiểm hơn.
 
Sử dụng mỡ động vật khiến gia tăng lượng mỡ máu, ảnh hưởng xấu tới bệnh đau mắt đỏ
Sử dụng mỡ động vật khiến gia tăng lượng mỡ máu, ảnh hưởng xấu tới bệnh đau mắt đỏ
 
Ngoài ra, thói quen sử dụng mỡ động vật để chế biến món ăn, đồ uống có ga, tự ý uống kháng sinh… sẽ không có lợi trong quá trình điều trị đau mắt đỏ. Và nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung nhiều vitamin A, B12, C… giúp tăng sức đề kháng. Một số loại thực phẩm nên tăng cường bổ sung như rau bina, cà rốt, cam, canh (ngoại trừ rau muống)… sẽ giúp tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn. Khi bị đau mắt đỏ, bạn cũng nên hạn chế ngồi lâu trước màn hình máy tính, tránh những nơi nhiều khói bụi, sử dụng kính khi đi ra ngoài, không dùng chung đồ cá nhân với người khác… để bệnh nhanh chóng thuyên giảm và hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho những người xung quanh.
 

Biện pháp khắc phục đau mắt đỏ tại nhà

 

Bạn có thể sử dụng biện pháp điều trị tình trạng bệnh đau mắt đỏ nhờ kháng sinh hoặc thuốc chống viêm để làm giảm đau và khó chịu khi mắc bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách đơn giản tại nhà để cảm thấy dễ chịu hơn khi bị đau mắt đỏ. Trong đó, chườm nước đá là biện pháp khắc phục không điều trị đường nhiễm trùng, nhưng có thể giúp co tĩnh mạch, giảm sưng, ngứa mắt rất hiệu quả. Bạn có thể dùng khăn sạch nhúng vào nước đá để chườm nhẹ nhàng vào vùng quanh mắt.
 
Thấm nước lạnh đắp vùng mắt giảm đau mắt
Thấm nước lạnh đắp vùng mắt giảm đau mắt 
 
Hỗn hợp mật ong và sữa cũng được sử đụng khắc phục triệu chứng bệnh đau mắt đỏ hiệu quả. Bạn trộn hỗn hợp mật ong với sữa tỉ lệ 1:1, sau đó dùng hỗn hợp này để thoa vùng quanh mắt. Hoặc, bạn cũng có thể dùng miếng vải sạch nhúng vào hỗn hợp này và đắp lên mắt, sau đó rửa sạch lại. Cách này sẽ giúp bạn giảm cảm giác khó chịu khi bị đau mắt.
 
Bạn cũng có thể dùng rau mùi để giúp giảm cảm giác nóng, đau và sưng bên trong mắt. Bằng cách, đun nắm lá rau mùi phơi khô, lọc nước và để nguội. Sau đó dùng hỗn hợp này để rửa mắt. Ngoài ra, bạn có thể cắt một lát khoai tây và đặt nó lên vùng mắt đau. Thực hiện trong 3 đêm liên tiếp để giảm sự khó chịu của bệnh đau mắt đỏ.
 
Dùng khăn ướt lau nhẹ nhàng ghèn mắt để vệ sinh mắt
Dùng khăn ướt lau nhẹ nhàng ghèn mắt để vệ sinh mắt
 
Khi bị đau mắt đỏ, bạn cần ngưng sử dụng các loại kính (kính gọng, kính áp tròng…), vệ sinh kỹ đồ dùng cá nhân. Khi ngủ dậy, ghèn sẽ khiến mí mắt dính vào nhau gây khó chịu, nhất là với trẻ nhỏ. Bạn tuyệt đối không dụi mắt, hãy dùng khăn thấm nước ấm lau nhẹ ghèn trên mí mắt. Khi vệ sinh mắt, nên lau từ trong hốc mắt (gần mũi) ra ngoài đuôi mắt. Các biện pháp trên chỉ mang tính chất khắc phục triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ. Bởi vậy, bạn vẫn nên sớm đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh. Tránh để bệnh kéo dài, gây biến chứng và khó điều trị.
 
 
Như Quỳnh (t/h)