Hướng dẫn các bài tập phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ

Admin
Những người vượt qua lần đột quỵ thường tìm đến các nhà trị liệu vật lý để khôi phục lại sự kiểm soát và thể lực bằng kế hoạch tập thể dục.
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý tổn thương đột ngột một phần não do mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Máu mang oxy và chất dinh dưỡng lên nuôi não. Do đó, khi thiếu máu nuôi, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi rất nhanh, chỉ trong vài giây đến vài phút. Phần nào của não bị chết đi, thì phần cơ thể tương ứng do nó điều khiển cũng sẽ không hoạt động được. Từ đó mà tiến triển thành những biến chứng và tàn tật.
 
Phục hồi chức năng sau đột quỵ càng sớm thì càng lấy lại được nhiều kỹ năng, chức năng bị mất. Nhìn chung, chương trình phục hồi chức năng sẽ tập trung vào các bài tập kỹ năng vận động. Những bài tập này giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp, sự phối hợp các động tác. Một số bài tập cho người bị đột quỵ não phục hồi khả năng vận động như:
 

1. Bài tập phục hồi khả năng vận động của cánh tay

 

Bệnh nhân đột quỵ não muốn hồi phục khả năng vận động của cánh tay, cần lựa chọn bài tập tăng cường kiểm soát cơ bắp và giảm co cứng cơ. Duy trì các bài tập này hàng ngày để ngăn chặn sự co cứng cơ, kích thích não bộ…
 
Trước tiên, người bệnh cần luyện tập các bài tập kéo giãn cánh tay ít nhất 3 lần/ngày. Tập di chuyển cánh tay nhẹ nhàng, kéo căng cơ bắp tùy theo khả năng chịu đựng của người bệnh. Giữ tư thế kéo giãn này ít nhất trong 60 giây.
 
Bài tập kéo cánh tủ phục hồi chức năng cánh tay
Bài tập kéo cánh tủ phục hồi chức năng cánh tay
 
Dùng ngón tay mở ngăn kéo tủ hoặc cánh tủ rồi đóng lại liên tục trong 10-15 phút. Hoặc, tập giữ 1 chiếc túi sạch trên tay hoặc tập tạ nhẹ, sau đó cho một vật nặng vào, có thể tăng trọng lượng từ từ tùy theo khả năng.
 

2. Bài tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân

 

Với bài tập này sẽ cần người hỗ trợ bệnh nhân. Người bệnh đứng tựa hông bên lành cạnh mép bàn hoặc vịn tay lành bên mặt bàn, hai bàn chân ngang bằng nhau và cách khoảng 15-20 cm. Người hỗ trợ hướng dẫn bệnh nhân đưa hông ra trước, gấp chân liệt lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang bên chân lành, giữ trong vài giây.
 
Tiếp đến, từ từ duỗi chân liệt rồi gấp chân lành lại, chuyển dần trọng lượng cơ thể sang bên chân liệt, tiếp tục giữ như vậy trong vài giây rồi làm lại động tác.
 

3. Bài tập đứng thăng bằng trên hai chân

 

Bài tập đứng thăng bằng trên hai chân cho bệnh nhân đột quỵ

Bài tập đứng thăng bằng trên hai chân cho bệnh nhân đột quỵ

 

Người bệnh cần đứng thẳng, cân xưng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn lên hai chân. Lúc đầu, người bệnh sẽ cần sự hỗ trợ ở phía bên liệt. Người bệnh tập quay đẩu nhìn ra sau qua vai bên liệt và vai bên lành. Thực hiện các động tác vận động thân mình ở tư thế đứng như cúi, ngửa, xoay người, nghiêng, đưa tay lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái…
 

4. Bài tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên bị liệt

 

Bài tập khớp háng cho bệnh nhân đột quỵ
Bài tập khớp háng cho bệnh nhân đột quỵ
 
Người bệnh đứng vịn nhẹ tay vào mép bàn, hai bàn chân cách nhau khoảng 15-20cm, chân lành ở trước chân liệt ở sau. Sau đó, dần chuyển trọng lượng ra trước, dồn trọng lượng lên chân bên lành. Tiếp theo, người hỗ trợ giúp bệnh nhân tập gấp và duỗi khớp háng, khớp gối bên chân liệt. Lưu ý, khi gấp khớp háng, khớp gối chỉ nâng gót chân biệt (không nhấc cả bàn chân) lên khỏi sàn nhà.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/04/14/Chế độ ăn uống sau tai biến, đột quỵ _ Sống khỏe mỗi ngày _ HANOITV_14042020161957.mp4[/presscloud]
Chế độ ăn uống sau tai biến. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội
 

 
Như Quỳnh (t/h)