Bí kíp giúp người chơi mới trở nên `bá đạo` trong trò chơi Among Us hot nhất MXH

Among Us đang trở thành trò chơi "hot" nhất mạng xã hội và cộng đồng chơi game những ngày gần đây bởi lối chơi đơn giản nhưng không kém phần hấp dẫn, gay cấn.
Nổi lên như một hiện tượng mới, Among Us đang trở thành trò chơi "hot" nhất mạng xã hội và cộng đồng chơi game những ngày gần đây. Trò chơi này được phát hành từ năm 2018 bởi công ty InnerSloth (Mỹ) nhưng phải đến 2 năm sau đó Among Us mới được đông đảo người chơi chú ý. Dịch bệnh COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới đã khiến nhiều người không thể ra ngoài gặp gỡ bạn bè, người thân như bình thường, và sự xuất hiện của Among Us đã khiến họ có thể làm được điều đó. 
 
Cách chơi Among Us. Cách thắng khi chơi Among Us
 
Tuy có lối chơi đơn giản, chỉ dựa trên motif game Ma Sói (Werewolf) quen thuộc, nhưng Among Us vẫn trở nên vô cùng hấp dẫn bởi nó sở hữu nhiều điểm đặc biệt. Trò chơi đòi hỏi người chơi phải có khả năng suy luận nhạy bén cũng như thuyết phục "thần sầu" để có thể thuyết phục những người chơi khác. Điều này quả thực khá khó khăn đối với những người chơi mới (tức newbie) bởi họ còn chưa thuộc map cũng như nhiệm vụ của trò chơi. Do đó, người chơi cần lưu ý những setting sau đây để có thể dễ dàng giành được chiến thắng hơn:
 
Cách chơi Among Us. Cách thắng khi chơi Among Us

Confirm Ejects: đây là chức năng cho phép trò chơi thông báo rằng người vừa bị vote đẩy ra khỏi tàu là Crewmate hay Impostor. Chức năng này nên tắt để trò chơi khó và lâu hơn, đồng thời cho impostor nhiều cơ hội hơn (đặc biệt là khi 1 impostor bị bắt quá sớm). Tuy nhiên người mới chơi có thể bật chức năng này trong thời gian làm quen với trò chơi.

Emergency Meetings (Khẩn cấp): chức năng này điều chỉnh số lần người chơi có thể ấn nút Khẩn Cấp để tập hợp mọi người lại nói chuyện và đồng thời reset Kill Cooldown của Impostor. Chức năng này có rất nhiều tác dụng, tuy nhiên rất thích hợp trong những trận game có nhiều "newbie". Đối với những người chơi mới chơi, Emergency Meetings nên để là 2 để có thể sử dụng 2 lần, còn khi tất cả đã là "dân chuyên" thì chỉ cần 1 mà thôi.

Emergency Cooldown và Kill Cooldown: Emergency Cooldown là thời gian mà người chơi phải chờ để có thể bấm nút Khẩn Cấp còn Kill Cooldown là thời gian Impostor phải chờ trước khi có thể giết Crewmate. Emergency Cooldown không có điều kiện gì khác ngoài việc nó phải ngắn hơn Kill Cooldown còn Kill Cooldown tùy thuộc vào độ quen thuộc của người chơi nhưng cũng không nên lâu hơn 30 giây.
 
Với những newbie, Kill Cooldown nên ở 30 và Emergency Cooldown ở 25, khi đã quen thuộc với game hơn thì có thể chơi Kill Cooldown 22.5 và Emergency Cooldown 20. Thậm chí những người chơi giỏi ở trò này (và họ có 1 nhóm chơi cùng nhau rất lâu) còn để Kill Cooldown 17.5 và Emergency Cooldown 15.

Discussion Time: Người chơi đều có thể nói trong cả 2 khoảng thời gian Disscussion Time và Voting Time nên thực sự là chúng không quá khác nhau. Tuy nhiên, người mới chơi nên để Discussion Time là 30 để tránh việc có người “tiện tay” vote luôn trước khi những người khác có dịp nói chuyện. Trong trường hợp mọi người đều đã quen nhau rồi thì có thể để Discussion Time là 15 để có thể vote nhanh hơn. Người chơi cần chú ý không được để Discussion Time là 0 bởi vì trò chơi có 1 lỗi là đôi khi Discussion Time là 0 sẽ bỏ qua Voting Time luôn và không người nào bị vote.

Voting Time: đây là khoảng thời gian người chơi có thể vote. Ở thời điểm mới chơi, mọi người còn ngại nói hay nói chen với nhau thì nên để khoảng thời gian này thật lâu, tối ưu nhất là 120. Sau khi đã trở nên quen thuộc với trò chơi thì người chơi có thể điều chỉnh thời gian này xuống 105 hay thậm chí 90.

Player Speed: chức năng này cho phép chủ phòng điều chỉnh tốc độ di chuyển của nhân vật. Chức năng này luôn nên giữ nguyên là 1.

Crewmate Vision: chức năng này dùng để điều chỉnh tầm nhìn của Crewmate trong trò chơi. Với người mới chơi, 1 là tầm nhìn hợp lý đủ để Crewmate “nhìn xa trông rộng” còn khi người chơi đã chơi quen thì nên để 0.75 vì đây là tầm nhìn vừa đẹp cho phép Crewmate nhìn hết 1 căn phòng ngay khi vừa đi vào. Với những người chơi sành sỏi, tầm nhìn thấp là 0.5 vẫn không thể làm khó họ.

Impostor Vision: tầm nhìn của Impostor không được để dưới 1 vì Impostor cần kiểm tra hết các hành lang trước khi có thể giết người nên 1 tầm nhìn thấp rất khó để hành động. Chức năng này nên để 1.5.

Kill Distance: chức năng này điều chỉnh khoảng cách mà Impostor có thể giết người. Chủ phòng nên luôn luôn chỉnh chức năng này thành short (ngắn) để Impostor phải áp sát nạn nhân mới có thể hành động, tạo lợi thế cho các Crewmate.

Visual Tasks: có 1 số nhiệm vụ trong trò chơi khi Crewmate làm sẽ có những hiệu ứng xuất hiện. Dựa vào đó, những Crewmate khác có thể biết được người đang làm này chắc chắn là Crewmate chứ không phải Impostor, những nhiệm vụ này gọi là Visual Task. Trong trường hợp người mới chơi thì chủ phòng nên để Visual Task On để hiện hiệu ứng còn khi người chơi đã quen thuộc rồi thì nên tắt hiệu ứng bằng Visual Task Off để tăng độ khó cho trò chơi.

Common/Long/Short Tasks: chức năng này cho phép chủ phòng điều chỉnh số lượng nhiệm vụ có trong trò chơi. Có 3 loại nhiệm vụ trong tất cả các bản đồ là Common Task, Long Task và Short Task. Common Task là những nhiệm vụ mà tất cả mọi Crewmate đều có, Long Task là những nhiệm vụ dài và tốn nhiều thời gian còn Short Task là những nhiệm vụ ngắn, có thể hoàn thành nhanh chóng. Người mới chơi nên để Long Task ít và những nhiệm vụ còn lại nhiều còn khi đã quen rồi thì có thể chỉnh nhiều Long Task để trò chơi được lâu hơn bởi thắng bằng cách bắt được Impostor sẽ vui hơn là thắng bằng cách làm hết nhiệm vụ. Một ván chơi bình thường nên để setting là 2 1 5 hoặc 2 2 4, tuy nhiên nếu người chơi cũng có thể để 1 3 3 để chơi được lâu hơn.
 
Có thể nói, "nhân vật chính" trong Among Us là các Imposter, bởi lẽ diễn biến một trận game sẽ xoay quanh việc các Imposter hành động như thế nào. Việc 8 Crewmate chiến thắng khi bắt được 2 Impostor sẽ rất vui, nhưng không thể nào sảng khoái bằng việc "thiểu số đánh bại đa số" khi 2 Impostor giết được 8 Crewmate. Hơn nữa, Crewmate có thể phạm lỗi, có thể không đưa ra thông tin gì có ích hay thậm chí bị loại bởi Impostor hay bị vote thì họ vẫn có thể chiến thắng dựa vào những Crewmate khác trong khi Impostor chỉ cần 1 lần sơ sẩy và bị nghi ngờ thì khả năng bị loại cực cao cho thấy trò chơi có lợi cho Crewmate như thế nào.

Dưới đây là những mẫu Game Settings mà người chơi có thể tham khảo:

Mới chơi:
 
Cách chơi Among Us. Cách thắng khi chơi Among Us
 
Bình thường:
 
Cách chơi Among Us. Cách thắng khi chơi Among Us

Khó:
 
Cách chơi Among Us. Cách thắng khi chơi Among Us

Hardcore (chỉ dành cho "dân chuyên"):
 
Cách chơi Among Us. Cách thắng khi chơi Among Us
 
Among Us là 1 trò chơi dựa vào việc nói dối và tư duy, suy luận nên việc người chơi bị Imposter lừa hay bị “gài” cũng là việc thường tình. Dối trá hay lươn lẹo cũng chỉ là một phần của trò chơi, hãy giữ tâm thế chơi là phải vui vẻ, người chơi nên "bình tĩnh tự tin không cay cú" và tận hưởng mỗi trận game bên bạn bè, người thân thay vì trở nên quá gay gắt, nóng bực.
 
Hiện trò chơi đang được bán trên hệ thống Steam với giá khoảng 100.000 đồng và được tải miễn phí trên HĐH iOS và Android.
 
(còn tiếp)
 
[presscloud]http://media.tuoitrexahoi.vn/upload/video/2020/09/21/cach-tai-among-us-cach-choi-among-us-among-us-choi-the-nao_21092020152728.mp4[/presscloud]
 
 
 
Theo Linh Nguyễn/SKCĐ