Cắt amidan có đau không? Cắt amidan giá bao nhiêu?

Cắt amidan chính là một trong những cách điều trị viêm amidan được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Vậy, cắt amidan có đau không? Giá cả thế nào? Để có câu trả lời, xin mời quý vị độc giả tham khảo bài viết dưới đây!

Cắt amidan là gì? Có nguy hiểm không?

 
Cắt amidan là tiểu phẫu nhỏ để loại bỏ tổ chức amidan với mục đích: Triệt tiêu các vi khuẩn trú ngụ ở amidan làm đường hô hấp của bạn gặp khó khăn. Khi bị viêm amidan mãn tính, bạn có thể được chỉ định cắt amidan. 
 
Cắt amidan có đau không? Cắt amidan giá bao nhiêu?
Ảnh Internet

Theo PGS.TS Võ Thanh Quang – Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, Chủ tịch Hội Tai mũi họng Việt Nam, cắt amidan là phẫu thuật đơn giản, dễ thực hiện và an toàn nếu như thực hiện tại địa chỉ chuyên khoa chất lượng, có phòng mổ, phòng hồi sức cấp cứu.
 
Tuy nhiên việc cắt Amidan cũng có tính hai mặt, bên cạnh ưu điểm là nhanh chóng, khắc phục viêm amidan tận gốc thì phương pháp này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như sau:
 
Gây chảy máu nhiều và mất máu

Trường hợp này chỉ xảy ra khi người thực hiện phẫu thuật chưa thành thạo, là đứt mạch máu ở cổ họng, gây chảy máu nhiều. Lúc này nếu cầm máu không thành công thì có thể dẫn đến mất máu và thậm chí là tử vong.
 
Sốc phản vệ do tác dụng của thuốc gây mê

Trước khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc gây mê đảm giảm đau.
Tuy nhiên nhiều trường hợp dị ứng hoặc phản ứng lại các thành phần của thuốc sẽ gây nên sốc phản vệ. Vì thế trước khi thực hiện gây mê và phẫu thuật cắt viêm Amidan, người bệnh nhân cần được khám kỹ và làm các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra phản ứng của bản thân với thuốc gây mê.
 
Bị nhiễm trùng sau phẫu thuật

Trường hợp này tuy ít nhưng không phải không xảy ra. Nguyên nhân có thể là do dụng cụ phẫu thuật không được sát trùng kỹ hoặc do quá trình chăm sóc sau khi phẫu thuật chưa thực sự tốt.

Amidan vẫn có thể tái phát và bị nặng hơn

Theo các chuyên gia, sau khi cắt viêm amidan bằng laser được 2 - 3 năm sẽ có khoảng 10% người bệnh bị tái phát trở lại và tình trạng nặng nề hơn. Do đó bạn cần cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn phương pháp chữa amidan này.
 
Như vậy có thể thấy rằng, việc cắt Amidan không hoàn toàn đảm bảo trị dứt bệnh tuyệt đối. Chỉ trong trường hợp cần thiết do bác sĩ chỉ định, bạn mới nên phẩu thuật Amidan. Còn những trường hợp bệnh nhẹ hơn thì nên chữa bằng các biện pháp khác như chữa theo dân gian, theo Đông y…

Cần cắt amidan khi nào?


Tiến sĩ Lê Trần Quang Minh, Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết: Amidan được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khi:
 
Bệnh nhân có trên 4 đợt viêm amidan cấp trong một năm.
 
Amidan có gây biến chứng tại chỗ như viêm amidan có áp xe, được chỉ định cắt sau khi điều trị ổn định qua khỏi đợt áp xe.
 
-Những amidan quá phát gây hẹp eo họng, khó thở, khó nuốt, đặc biệt ở trẻ em.
 
-Những trường hợp có khối u amidan hoặc ung thư amidan.
 
-Chống chỉ định phẫu thuật trong trường hợp bệnh nhân có bệnh lý toàn thân chưa được kiểm soát tốt như rối loạn đông máu, cao huyết áp, suy tim... phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai.
 

Cắt amidan có đau không?

 
Đây là là băn khoăn của không ít người .So với trước kia phương pháp cắt, mổ amidan truyền thống thường gây khá nhiều đau đớn và tiềm ẩn nhiều biến chứng. Giờ đây, với kĩ thuật, phương tiện hiện  đại, người bệnh không cần quá lo lắng. Những phương pháp  cắt amidan bằng Coblator, cắt amidan bằng Laser… đang được áp dụng phổ biến hiện nay không gây đau đớn hoặc đau rất ít.
Cắt amidan có đau không? Cắt amidan giá bao nhiêu?
Ảnh Internet
 
Bạn có thể tham khảo qua các phương pháp dưới đây:
 
Phương pháp bóc tách bằng dao

Phẫu thuật cắt amidan bằng bóc tách với dao được coi là phương pháp tiêu chuẩn trong cắt amidan. Ưu điểm của nó này là vết mổ khá đẹp và sau mổ rất ít bị chảy máu sau phẫu thuật. Nhưng nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là người bệnh dễ bị mất nhiều máu trong quá trình cắt Amidan.

Phương pháp cắt amidan bằng dao điện

Có 2 loại dao điện được dùng để cắt amidan là đơn cực hoặc lưỡng cực.

Phương pháp này thường dùng nhiệt độ cao để cắt bỏ khối amidan. Do đó, nó có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh và mạch máu xung quanh vùng amidan. Ngoài ra, cắt Amidan bằng phương pháp này còn có thể làm đau đớn, sưng nề, chảy nhiều máu, khả năng hồi phục của bệnh nhân cũng chậm hơn rất nhiều.
 
Cắt amidan có đau không? Cắt amidan giá bao nhiêu?
Ảnh Internet

Cắt amidan bằng dao mổ siêu âm

Nếu bạn đang lo lắng cắt amidan có đau không thì bạn có thể chọn phương pháp này. Vì đây là phương pháp cắt amidan gây ít đau đớn hơn so với phương pháp dao điện. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là thời gian phẫu thuật dài và có thể gây chảy máu sau mổ.
 
Phẫu thuật cắt amidan bằng laser

Cắt amidan bằng laser cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Nhưng khi chọn phương pháp này nhiều người lo lắng “Cắt amidan bằng laser có đau không”.Sự thật là cắt amidan bằng laser có đau vì nó gây tổn thường nhiều mô xung quanh vòm họng. Do đó, hiện nay hầu như phương pháp này không còn được áp dụng nữa.
 
Phương pháp Microdebrider

Phương pháp này tuy ít gây đau đớn và khả năng phục hồi sức khỏe nhanh chóng nhưng lại gây mất máu nhiều nên hiện nay hầu như ít được sử dụng.
 
Phương pháp cắt amidan bằng coblator

Phương pháp này sử dụng sóng radio cao tần cùng với đầu đo đa chức năng nên có thể hạn chế tối đa những tổn thương và các biến chứng cho người bệnh. Bên cạnh đó, phương pháp này vừa ít đau,vừa ít chảy máu, giúp vết thương hồi phục nhanh hơn.
 
Cắt amidan có đau không? Cắt amidan giá bao nhiêu?
Ảnh Internet

Mặc dù nhiều ưu điểm nhưng cắt amidan bằng máy coblator bao nhiêu tiền lại là điều khiến nhiều bệnh nhân lo lắng, vì chi phí của phương pháp này cao hơn hẳn so với các phương pháp khác.

Cắt amidan giá bao nhiêu tiền?


Phẫu thuật cắt amidan thường được tiến hành trong vòng 30 - 60 phút. Sau phẫu thuật người bệnh nằm theo dõi và nghỉ tại cơ sở y tế từ 6 - 24 tiếng, khi sức khỏe ổn định, vết mổ không chảy máu thì xuất viện. Tuy nhiên phẫu thuật amidan nếu cắt bằng dao plasma chỉ mất khoảng 5 - 7 phút, ít đau và ít mất máu hơn nếu thực hiện theo phương pháp cắt thông thường

Ngoài lo lắng độ an toàn, chi phí cắt amidan cũng là vấn đề đáng quan tâm. Tùy vào sự lựa chọn  phương pháp cắt, thể trạng bệnh nhân thế nào hay phụ thuộc vào mỗi cơ sở y tế khác nhau lại có chi phí cắt amidan khác nhau. Nếu bạn cắt amidan ở cơ sở y tế nhà nước và có bảo hiểm y tế thì mổ amidan chỉ mất khoảng 1 - 3 triệu đồng. Còn nếu bạn cắt amidan ở các cơ sở y tế tư nhân và không bảo hiểm y tế thì chi phí có thể lên đến 8 triệu đồng hoặc hơn.

Cắt amidan cần lưu ý những gì?


Trước khi phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật thì bệnh nhân nên có chế độ ăn uống bình thường, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe cũng như giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau để làm dịu các cơn đau rát cũng như tình trạng khó chịu ở khu vực cổ họng.
 
Sau khi vừa thực hiện phẫu thuật

Để hậu phẫu hồi phục nhanh chóng và giữ cho họng không bị tổn thương nhiều, sau phẫu thuật cắt amidan bạn cần kiêng những điều sau:
 
-Hạn chế ho vì ho sẽ gây chảy máu vết cắt.
 
-Sau mổ bệnh nhân cần uống sữa lạnh trong ngày đầu tiên. Ngày thứ 2 có thể ăn cháo loãng, nước súp; ngày 3 - 7 ăn mì, miến, hủ tiếu... mềm, nguội, tránh gia vị cay nóng. Từ ngày 7 đến 10 ăn cơm nhão, cháo đặc và sau đó có thể ăn uống trở lại bình thường.
 
Cắt amidan có đau không? Cắt amidan giá bao nhiêu?
Ảnh Internet
 
-Uống thuốc, tái khám, tuân thủ nghỉ ngơi theo lịch dặn của bác sĩ.
 
-Thường xuyên tập thể dục trong hai tuần đầu sau cắt.
 
-Nên đi lại, nói chuyện và vận động thật nhẹ nhàng.
 
Lưu ý sau khi xuất viện

Sau khi xuất viện, người bệnh cũng cần lưu ý thực hiện tốt những biện pháp chăm sóc cơ thể và hỗ trợ phục hồi bệnh nhanh chóng hơn. Cụ thể như sau:
 
-Thường xuyên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng và khoang họng sạch sẽ.
 
-Nên ăn thức ăn mềm trong 2 – 3 ngày tiếp theo mới nên ăn uống lại bình thường.
 
-Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh những vận động mạnh hay nói nhiều.
 
-Giữ ấm mũi họng, đặc biệt trong lúc giao mùa, thời tiết lạnh, hạn chế tiếp xúc trực tiếp môi trường ô nhiễm, tránh đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, giữ vệ sinh răng miệng tốt.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/08/01/CẬN CẢNH CẮT AMIDAN BẰNG DAO PLASMA CHO BỆNH NHÂN 28 TUỔI_01082019114053.mp4[/presscloud]
Cận cảnh cắt amidan bằng dao Plasma cho bệnh nhân 28 tuổi- Bệnh viện Thu Cúc
 
 
 
Minh Tú (t/h)