Link clip 8 phút của hot girl Anh Thư phim 'Về nhà đi con': Người phát tán bị xử phạt như thế nào?

Cần khẳng định hành vi tung clip nóng của người khác lên mạng xã hội là vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải lên án và bị xử lý thích đáng.
Mới đây, trên nhiều nền tảng mạng xã hội như Facebook, Telegram, Twitter xuất hiện đoạn clip nhạy cảm dài 8 phút của một cặp đôi đang “mây mưa” trong “bồn tắm” của một khách sạn hạng sang.
 
Ngay lập tức nhiều cư dân mạng đã truy tìm ra nhân vật nữ chính trong clip chính là Vũ Thị Anh Thư (Thư Vũ), hot girl từng đóng vai quần chúng trong bộ phim truyền hình Về nhà đi con.
 
Liên quan đến vấn đề này, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo cơ quan điều tra khẩn trương tiến hành làm rõ nguyên nhân đoạn clip nóng của Anh Thư bị phát tán trên các trang mạng xã hội.
 
 
Về mặt pháp luật, hành vi tung hình ảnh, clip nhạy cảm của người khác lên mạng xã hội là vi phạm luật pháp. Tùy thuộc vào mức độ vi phạm cũng như hậu quả sự việc mà đối tượng vi phạm hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm dân sự, nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
 
Xử phạt hành chính
 
Theo điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng thì Nhà nước nghiêm cấm việc lợi dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm vào mục đích tuyên truyền, kích động dâm ô, đồi trụy, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
 
Đối tượng vi phạm sẽ phải chịu xử phạt hành chính theo Điểm g Khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Điều 66 quy định về Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau:
 
"3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
 
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác."
 
 
Xử phạt dân sự
 
Điều 32, Điều 34 và Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín và quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình:
 
Trong mọi trường hợp việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Người nào xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại theo quy định Bộ luật Dân sự.
 
Người bị hại có quyền yêu cầu bù đắp tổn thất tinh thần do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại, mức yêu cầu này do các bên thỏa thuận nhưng không quá 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định theo Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015
 
"1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
 
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
 
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
 
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
 
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định."
 
 
Xử lý trách nhiệm hình sự
 
Nếu hành vi của đối tượng được xác định là xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của Văn Mai Hương thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
 
"1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
 
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
 
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
 
b) Đối với 02 người trở lên;
 
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
 
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
 
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
 
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
..."
 
Ngoài ra, việc đối tượng tung những hình ảnh nhạy cảm, ảnh nóng trên mạng xã hội cho tất cả mọi người xem. Hành vi tung ảnh nóng là "phát tán văn hóa phẩm đồi trụy", có thể bị khởi tố hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 326 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy:
 
"1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
 
a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);
 
b) Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;
 
c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;
 
d) Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;
 
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
..."
 
Người truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Tùy theo mức độ nghiêm trọng do hành vi này gây ra mà người làm ra, phát tán các hình ảnh nhạy cảm này có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.