Thông tin thuốc Coperil 4
Chỉ định điều trị
Bệnh nhân suy tim sung huyết.
Hướng dẫn liều lượng và cách dùng
Với bệnh nhân cao tuổi, bắt đầu với liều điều trị 2mg, uống vào buổi sáng. Nếu cần, sau một tháng điều trị có thể tăng lên 4mg.
Đối với bệnh nhan suy thận, được chỉ định theo mức độ suy thận, mức độ thanh thải creatinin, được tính dựa trên creatinin huyết tương. Áo dụng theo chi định của bác sĩ kê đơn.
Trong điều trị suy tim sung huyết
Chống chỉ định ở các trường hợp
Người có tiền sử phù mạch với lần điều trị trước với thuốc ACEI.
Tiền sử phù mạch tự phát hay do di truyền.
Trẻ em và phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.
Không nên phối hợp với các loại thuốc
Coperil 4 không dùng phối hợp vớ thuốc lợi tiểu tăng kali huyết như spironolactone, triamterene, một mình hoặc phối hợp…, hay kali dạng muối, bởi vì sẽ làm tăng kali huyết, có thể dẫn đến tử vong và nhất là ở bệnh nhân suy thận (phối hợp tác động làm tăng kali huyết).
Cũng không phối hợp với thuốc lợi tiểu tăng kali huyết với thuốc ức chế men chuyển, trừ trường hợp bệnh nhân bị hạ kali huyết.
Perindopril phối hợp với Lithium làm tăng lithium huyết có thể đến ngưỡng gây độc, do giảm bài tiết lithium ở thận.
Trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc ức chế men chuyển, cần theo dõi sát lithium huyết và điều chỉnh liều.
Tác dụng phụ khi dùng Coperil 4
Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, cảm giác râm ran và đau buốt, rối loạn thị giác, ù tai, hạ huyết áp, ho khan, khó thở, rối loạn tiêu hóa, rối loạn vị giác, nệt mỏi, ban da, co cứng cơ, ngứa.
Ngoài ra quá trình sử dụng thuốc Coperil 4 cũng làm thay đổi kết quả xét nghiệm, hiếm như: giảm hemoglobin, tăng Kali huyết, tăng enzyme ga, tăng bilirubin huyết thanh. Tăng urê huyết 7 creatini.
Nhược điểm của thành phần perindopril trong điều trị tăng huyết áp
Nó giúp kiểm soát huyết áp bằng cách giãn mạch máu. Đồng thời, thuốc cũng được dùng để điều trị suy tim sung huyết mức độ nhẹ đến trung bình, dùng kết hợp với các loại thuốc khác như thuốc lợi tiểu và digoxin,…
Nói về nhược điểm của thuốc Perindopril điển hình, hay gặp nhất là gây ho khan. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do cơ chế của thuốc là ức chế một enzyme có tên là angiotensin (viết tắt ACE).
Thuốc gây ho không liên quan đến liều dùng của thuốc. Những ai mẫn cảm với thành phần cùa thuốc thì có thể bị ho. Khi tăng liều diều trị, bệnh nhân không vì thế mà tăng thêm cơn ho.
Chỉ cần dừng thuốc từ 3-5 ngày, cơn ho tự hết. Có một số trường hợp, ho kéo dài và phải sau 2 tháng ngừng thuốc thì cơn ho mới chấm dứt hẳn.
Theo khuyến cáo của dược sĩ, bệnh nhân khi gặp bất cứ triệu chứng như nhức đầu, khó ngủ, rối loạn tính khí, chán ăn, buồn nôn, vọp bẻ,… và bao gồm cả ho, nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng cụ thể.
Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chuyển sang dùng loại thuôc khác. Tuy nhiên, nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý bỏ thuốc,. Bởi vì, người bị tăng huyết áp rất cần dùng thuốc đều đặn để kiểm soát, nếu ngưng dùng thuốc, huyết áp tăng vọt rất nguy hiểm.