Ho có đờm khi mang thai do đâu?
Trong thời gian mang thai, sự thay đổi nội tiết tố làm sức đề kháng suy giảm khiến chị em dễ mắc các bệnh do vi khuẩn virus gây ra, đặc biệt các bệnh về đường hô hấp.
Các yếu tố bên ngoài như thời tiết thay đổi, khói bụi, ô nhiễm môi trường... cũng là tác nhân khiến vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển mạnh, tấn công cơ thể đang có hệ miễn dịch suy yếu.
Bà bầu bị ho thường là di chứng để lại sau khi cảm cúm. Ban đầu có thể chỉ là ho khan, sau kéo dài thành ho có đờm dai dẳng không khỏi. Ho làm tăng tiết dịch nhầy khiến chị em bị ngạt mũi, bít tắc đường thở dẫn đến ho nhiều và kèm khó thở. Nếu tình trạng ho có đờm kéo dài, chị em có thể biến chứng thành viêm đường hô hấp trên dưới, viêm phế quản ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ và cả sự phát triển của thai nhi.
Mẹo trị ho có đờm cho bà bầu không cần dùng thuốc
Khi bị ho có đờm kéo dài, người bệnh thường được chỉ định dùng kháng sinh để tiêu đờm, diệt vi khuẩn trong đường hô hấp. Tuy nhiên với phụ nữ có thai không thể sử dụng kháng sinh do đó bạn hãy tham khảo một số mẹo trị ho có đờm cho bà bầu vừa hiệu quả mà có thể thực hiện tại nhà.
Xông hơi
Xông hơi là một cách tiêu đờm hiệu quả, giúp khai thông đường thở cho bà bầu không còn gặp khó khăn về hô hấp. Khi xông hơi, hơi nóng bốc lên đi vào cổ họng, đường thở để làm bóc tách lớp dịch nhầy, làm chúng trôi xuống cổ họng.
Bà bầu có thể xông hơi bằng cách tắm nước ấm 2 lần mỗi ngày. Chỉ tắm trong khoảng 10 phút trong phòng đủ kín. Không tắm quá lâu có hại cho sức khỏe, tắm xong nhớ dưỡng ẩm làn da để tránh khô da.
Nếu ngại tắm, bà bầu có thể xông mũi bằng cách lấy một bát nướ nóng thật to, có thể hãm thêm vào đó gừng và sả rồi chùm khăn kín đầu, hít hà lấy hơi nóng từ bát nước bốc lên.
Dầu khuynh diệp
Dùng dầu khuynh diệp nhỏ 1 vài giọt vào ước tắm hoặc xông hơi. Hít thở sâu cho hơi nóng phả lên thư giãn, đặc biệt vào buổi tối trước khi đi ngủ để không còn bị đờm gây khó thở.
Long đờm bằng nghệ
Tinh chất nghệ có khả năng sát trùng, diệt khuẩn, loại bỏ chất nhầy. Cách dùng thêm một thìa cà phê tinh bột nghệ vào cốc sữa nóng uống vào mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ. Cách khác là trộn 1/2 thìa cà phê bột nghệ với một chén nước, ăn hàng ngày. Bạn có thể súc miệng bằng hỗn hợp bột nghệ hòa vào một cốc nước ấm rồi thêm chút muối.
Trà vỏ cam
Ăn cam nhớ giữ lại vỏ, rửa sạch để ráo đem hãm với nước nóng thành trà uống hàng ngày.
Quất mật ong
Lấy 3-4 quả quất bỏ hạt cho vào bát rồi đổ mật ong ngập quất, đem hấp khoảng 10 phút. Hỗn hợp này đểm nguội rồi đem ngậm hàng ngày có tác dụng làm dịu cổ họng, chữa ho, viêm họng, long đờm.
Đường và hành tây
1 củ hành tây băm nhuyễn trộn với khoảng 50g đường và để qua đêm cho đường chảy ra thành một hỗn hợp sền dệt. Lúc này có thể dùng ăn như mứt, mỗi lần cách nhau 1-2 tiếng. Không chỉ chữa ho, lòng đờm, hỗn hợp này còn có tác dụng giảm nôn nghén.
Tỏi và mật ong
Cả tỏi và mật ong đều có tính chất sát trùng tốt. Bà bầu có thể lấy tỏi chưng mật ong hoặc tỏi hấp mật ong ăn dần hàng ngày để trị ho, long đờm. Cách khác là mẹ có thể hòa tỏi mật ong trong nước ấm để uống thay vì ăn dạng đặc.
Quất chưng đường phèn
Dùng 4-5 quả quất cho vào chén sạch, thêm đường phèn vào chưng cách thủy. Lấy hỗn hợp này nhấm nháp hàng ngày để chữa ho, tiêu đờm.
Phật thủ chưng đường phèn
Chỉ cần 1/4 quả phật thủ loại nhỏ với đường phèn vừa đủ đem hấp cách thủy trong 30 phút tới khi hỗn hợp thật nhừ. Ăn mỗi ngày 1 lần trong 1 tuần liền để trị ho, tiêu đờm.
Củ cải + mạch nha
Lấy củ cải rửa sạch, thái vụn hoặc từng sợi mỏng, trộn với mạch nha ăn có tác dụng trị ho, tiêu đờm cho dễ thở. Bài thuốc này có thể dùng trong trường hợp ho do viêm phế quản, nhiều đờm gây bít tắc đường thở.
Súp gà/canh gà/cháo gà
Súp, canh hay cháo không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn có tác dụng tiêu đườm. Nhiều người nói ho không được ăn thịt gà nhưng súp gà/cháo gà lại có tác dụng dưỡng ẩm đường hô hấp, giảm tiết dịch nhờm làm dịu ngứa rát cổ họng. Có thể thêm gừng hoặc tỏi để tăng rác dụng trị ho.