Quả hồng giòn ngọt, chứa nhiều loại vitamin nhưng không phải ai cũng ăn được. Khi ăn quả hồng giòn cấm kỵ ăn với một số món để tránh gây tắc ruột.
Quả
hồng giòn đặc sản mùa thu với vị ngọt đậm và hương thơm rất được ưa chuộng. Loại quả màu vàng sậm chứa nhiều vitamin A, vitamin C, các chất xơ hòa tan, chất khoáng mangan, đồng và đặc biệt là các hợp chất phenolic chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch và chống ung thư.
Tuy nhiên quả hồng rất giàu chất xơ ăn vào dễ gây đau bụng, bí trung đại tiện, buồn nôn thậm chí là đầy bụng, tắc ruột...
1. Không ăn lúc đói
Quả hồng giòn chứa thành phần tannin và pectin khi kết hợp với axit trong dịch tiêu hóa dạ dày tạo thành phản ứng kết tủa đóng cục trong dạ dày hoặc thành sỏi thận. Vì thế tuyệt đối không nên ăn hồng giòn lúc đói, dễ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.
2. Không ăn vỏ trái hồng, nhất là vỏ trái hồng còn xanh vì chứa nhiều tanin. Nên gọt bỏ vỏ trái hồng khi ăn.
3. Không ăn hồng giòn với canh cua
Thành phần tanin trong quả hồng sẽ làm kết tủa chất đạm trong thịt cua gây đóng cục trong ruột rồi lên men, gây đau bụng, tiêu chảy do đã bị các chất bị phân hủy trong ruột.
4. Không kết hợp quả hồng và thịt ngỗng
Thịt ngông rất giàu đạm nhưng cũng không tốt khi kết hợp với thành phần tanin trong quả hồng. Protein này dễ ngưng tụ thành protein acid tannic, tích tụ trong dạ dày, trường hợp nặng có thể gây tử vong.
5. Không ăn hồng với khoai lang
Khoai lang giàu tinh bột khi ăn vào thường kích thích tiết dịch tiêu hóa trong dạ dày. Nếu ăn hồng cùng lúc sẽ gia tăng kết tủa, gây khó tiêu, tác ruột.
6. Người bị bệnh dạ dày, viêm dạ dày mạn, người đã cắt một phần dạ dày hoặc vị hàn thường tiêu hóa kém, dễ đầy bụng, khó tiêu nên không thích hợp ăn trái hồng.
7. Hồng giòn rất khó tiêu, không thích hợp với người già, trẻ nhỏ. Nên thay thế bằng trái hồng đã chín mềm hoặc trái hồng sấy khô (hồng mứt) để tránh bị nghẹn, tắc ruột.
8. Người bị tiểu đường nên thận trọng khi ăn hồng giòn. Vì trái hồng chứa 10,8% đường, phần lớn là disaccharides đơn giản và monosaccharides (glucose, fructose, sucrose), dễ hấp thu vào máu, làm tăng đường huyết.
9. Hồng có tính hàn, còn rượu vị cay hơi đắng, tính nóng có độc. Khi uống rượu sẽ kích thích dạ dày bài tiết dịch tiêu hóa kết hợp với thành phần tanin trong quả hồng dễ kết hợp với cellulose tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, gây tắc ruột.
[presscloud]http://media.tuoitrexahoi.vn/upload/video/2020/09/28/loi-ich-suc-khoe-khi-an-hong-ngam_28092020154807.mp4[/presscloud]
Lợi ích sức khỏe khi ăn hồng ngâm (hồng giòn)
Theo Hà Ly/SKCĐ