Ăn cay, thừa đạm, thức khuya: Thói quen dẫn đến suy thận của nhiều bạn trẻ

Để có một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, việc bảo vệ sức khỏe thận là điều cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, nhiều thói quen tưởng chừng vô hại lại đang âm thầm gây hại cho thận mà chúng ta không hề nhận ra.

11 thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe thận

1. Ăn mặn quá mức

Việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm rối loạn cân bằng chất lỏng trong cơ thể, khiến thận phải làm việc vất vả hơn. Nghiên cứu đăng trên Journal of Clinical Hypertension chỉ ra rằng chế độ ăn mặn kéo dài có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh lý thận.

Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo nên giới hạn lượng muối tiêu thụ mỗi ngày ở mức 2,3g (tương đương một thìa cà phê muối). Hãy chú ý đến lượng muối trong các món ăn chế biến sẵn vì chúng có thể chứa nhiều muối mà bạn không hề hay biết.

an-cay-thua-dam-thuc-khuya-thoi-quen-dan-den-suy-than-cua-nhieu-ban-tre1-1730865178.jpg
Ăn mặn có thể làm tổn thương thận (Ảnh: Internet)

2. Lạm dụng thuốc giảm đau

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc giảm đau quá mức có thể làm tăng nguy cơ suy thận, với khoảng 5.000 trường hợp mỗi năm tại Mỹ. Thuốc giảm đau có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, khiến thận phải làm việc quá sức. Đặc biệt, không nên uống thuốc giảm đau khi đói vì nó có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho thận theo thời gian.

3. Bệnh viêm nhiễm và nhiễm trùng

Mặc dù các bệnh cảm cúm hay viêm nhiễm là những vấn đề sức khỏe phổ biến, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể gây tổn thương cho thận. Những bệnh như viêm họng liên cầu khuẩn hoặc viêm tai có thể khiến thận phải làm việc quá tải do cơ thể sản sinh quá nhiều kháng thể. Hãy cố gắng phục hồi nhanh chóng để bảo vệ sức khỏe thận.

4. Nhịn tiểu

Nhịn tiểu có thể gây hại cho thận vì nước tiểu ứ đọng lâu trong cơ thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Khi vi khuẩn lên thận, chúng có thể gây viêm nhiễm hoặc tổn thương. Mặc dù có những lúc bạn không thể đi tiểu ngay lập tức, nhưng đừng để thói quen này trở thành nguyên nhân gây rủi ro cho thận.

5. Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa hàm lượng natri cao, điều này có thể làm tăng gánh nặng cho thận. Ngoài natri, những thực phẩm này còn chứa kali và phốt pho, các chất có thể gây quá tải cho chức năng thận, đặc biệt là khi thận không còn khỏe mạnh. Hãy hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn để bảo vệ thận khỏi những tác động xấu.

an-cay-thua-dam-thuc-khuya-thoi-quen-dan-den-suy-than-cua-nhieu-ban-tre2-1730865178.jpg
Để tươi lâu hơn, thực phẩm chế biến sẵn thường chứa lượng natri cao sẽ gây hại cho thận của bạn (Ảnh: Internet)

6. Uống nhiều soda và nước ngọt

Soda và nước ngọt chứa nhiều đường và acid phosphoric, không chỉ gây hại cho sức khỏe tổng thể mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thận. Các nghiên cứu cho thấy, uống hơn hai cốc nước ngọt mỗi ngày có thể tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh thận. Hãy giảm tiêu thụ soda để bảo vệ sức khỏe thận của bạn, chỉ nên uống một lần mỗi tuần để đảm bảo an toàn cho cơ thể.

7. Lười tập thể dục

Tập thể dục không chỉ tốt cho cơ thể mà còn giúp bảo vệ thận. Theo Tổ chức Thận quốc gia Mỹ, tập thể dục đều đặn có thể giảm nguy cơ bệnh thận, cải thiện huyết áp và tăng cường sức mạnh cơ bắp. Một nghiên cứu năm 2019 khuyến cáo người bệnh thận nên tập ít nhất 150 phút mỗi tuần với những hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, làm vườn hay đạp xe. Ngoài ra, tập thể dục cũng giúp bạn giải phóng endorphin, hormone mang lại cảm giác hạnh phúc và cải thiện tâm trạng.

8. Ăn quá nhiều thịt đỏ

Mặc dù thịt đỏ cung cấp nhiều protein, nhưng việc ăn quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận. Hiệp hội Thận học Mỹ khuyên bạn nên ăn thịt đỏ ở mức độ vừa phải và duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng. Thực phẩm từ thực vật, đặc biệt là các loại đậu, sẽ giúp "chữa lành" và bảo vệ thận tốt hơn.

9. Lười uống nước

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của thận là lọc nước. Nếu không uống đủ nước, thận sẽ không thể hoạt động hiệu quả, và bạn có nguy cơ bị sỏi thận. Mất nước mạn tính là nguyên nhân chính gây ra sỏi thận. Khi cơ thể thiếu nước, nước tiểu sẽ trở nên đặc, làm tăng nguy cơ hình thành tinh thể khoáng chất trong thận.

an-cay-thua-dam-thuc-khuya-thoi-quen-dan-den-suy-than-cua-nhieu-ban-tre3-1730865177.jpg
Một trong những vai trò chính của thận là lọc nước, vì vậy bạn cần phải giữ cho thận đủ nước (Ảnh: Internet)

10. Thức khuya

Một nghiên cứu từ Đại học Chicago đã chỉ ra rằng thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Những người ngủ dưới 6,5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ cao bị suy thận hơn 19%. Khi bạn thức khuya, thận của bạn vẫn phải làm việc liên tục, khiến cơ quan này bị mệt mỏi. Để bảo vệ thận, bạn nên đảm bảo ngủ đủ 7-9 tiếng mỗi đêm.

11. Ngồi quá nhiều

Lối sống ít vận động và ngồi lâu một chỗ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Một nghiên cứu đăng trên PLoS One cho thấy, nếu bạn dành ít nhất một giờ mỗi ngày để tập thể dục hoặc đi bộ, đạp xe, sẽ giảm đáng kể nguy cơ suy thận. Hãy tranh thủ vận động thường xuyên để giữ thận khỏe mạnh và giảm thiểu các nguy cơ bệnh tật.

Thức khuya có gây suy thận không?

Suy thận là tình trạng chức năng thận suy giảm và thường được nhận biết khi chức năng thận giảm trên 70%, vì các dấu hiệu bên ngoài không rõ ràng ở giai đoạn đầu.

Suy thận có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và được chia thành hai loại: suy thận cấp và suy thận mạn. Trong đó, suy thận mạn là bệnh lý có tiến triển kéo dài và đa số người bệnh chỉ phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối.

an-cay-thua-dam-thuc-khuya-thoi-quen-dan-den-suy-than-cua-nhieu-ban-tre4-1730865177.jpg
Thức khuya là yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh thận tiến triển âm thầm (Ảnh: Internet)

Việc thức khuya không trực tiếp gây suy thận. Nhưng nếu thường xuyên thức khuya, cơ thể dễ gặp các rối loạn như tăng huyết áp, đái tháo đường, stress. Những yếu tố này kéo dài sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến chức năng thận và làm tăng nguy cơ suy thận.

Ngoài ra, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi. Nếu bạn ngủ ít vào ban đêm nhưng có thể ngủ bù trong ngày và đảm bảo ngủ từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, thì vẫn được xem là một giấc ngủ vừa đủ.

Ăn cay, ăn dư chất đạm dễ dẫn đến suy thận?

Protein (chất đạm) là chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cơ thể tạo ra tế bào. Tuy nhiên, nếu ăn thừa đạm, thận sẽ bị quá tải vì phải làm việc nhiều hơn để chuyển hóa và loại bỏ phần dư thừa.

Khi lượng protein dư thừa, acid uric tăng cao, dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi uric trong thận. Sỏi này tích tụ lâu ngày sẽ làm nhiễm trùng và cản trở lưu thông đường tiết niệu. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra suy thận.

Vì vậy, chúng ta cần ăn lượng đạm phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Người trưởng thành chỉ nên ăn tối đa khoảng 300g thịt mỗi ngày, tùy vào mức độ vận động. Nếu nạp nhiều protein, lâu ngày acid uric sẽ tích lũy, gây hại đến chức năng thận.

Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng ăn quá nhiều mì gói sẽ gây suy thận hoặc các bệnh khác. Thực tế, các gia vị cay như ớt, gừng, tiêu, hành, tỏi,... được dùng rất ít nên khi ăn nhiều, chỉ làm thay đổi vị giác. Nếu thận bị ảnh hưởng có thể là do những chất phụ gia khác có trong mì gói.

Như vậy, việc lạm dụng mì gói hoặc gia vị khiến cơ thể tích lũy các chất không cần thiết. Chúng ta nên thay đổi chế độ ăn hợp lý để cơ thể khỏe mạnh và tránh được nhiều nguy cơ bệnh tật.