Bệnh lậu là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm đối với cả nam giới lẫn nữ giới. Tuy nhiên, bệnh lậu ở nữ giới thường khó phát hiện và gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng hơn so với ở nam giới. Bệnh có thể dẫn đến viêm cổ tử cung mãn tính, viêm niệu đạo, viêm ống dẫn trứng,… ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và thẩm chí có thể dẫn đến vô sinh – hiếm muộn.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lậu ở nữ giới
Bệnh lậu do khuẩn lậu Neisseria horrnohoeae gây nên. Cũng tương tự như các căn bệnh xã hội khác, bệnh lậu cũng dễ dàng phát tán và lây lan qua 4 con đường chính yếu.
Quan hệ tình dục không an toàn. Đây là nguyên nhân chủ yếu và phô biến nhất dẫn đến bệnh lậu cũng như các căn bệnh xã hội khác. Theo thống kê cho thấy, có tới 90% người bị mắc bệnh lậu thông qua con đường này.
Mẹ truyền sang con. Người mẹ đang mang thai bị nhiễm bệnh lậu có thể truyền sang con thông qua nhau thai hoặc qua đường sinh sản trực tiếp. Em bé sinh ra rất dễ bị mùa lòa bẩm sinh hoặc thậm chí có thể tử vong.
Qua đường máu, tiếp xúc vết thương hở. Bệnh lậu có thể lây lan sang người khác thông qua tiếp xúc với các vết thương hở hoặc dịch nhầy, mủ của người bệnh. Lúc này, nếu cơ thể bạn có vết thương hở thì khuẩn lậu rất dễ thông qua đường máu mà xâm nhập vào cơ thể.
Thông qua tiếp xúc, dùng chung vật dụng với người mắc bệnh lậu. Việc dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn mặt, ly (cốc) uống nước,… cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho khuẩn lậu xâm nhập vào cơ thể. Do đó, cần có sự cách ly, chia rẻ rạch ròi các vật dụng gia đình với người bệnh để có thể ngăn ngừa và phòng tránh bệnh lậu lây lan.
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh lậu ở nữ giới
Bệnh lậu ở nữ giới trong giai đoạn đầu rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý viêm cấp tính khác. Do đó, việc chẩn đoán chính xác bệnh lậu cần phải dựa trên xét nghiệm tìm song cầu khuẩn. Tuy nhiên, khác với bệnh giang mai, bệnh lậu sẽ bắt đầu phát tác các triệu chứng sau khi nữ giới có quan hệ tình dục với người mắc bệnh lậu khoảng 2 – 6 ngày. Các triệu chứng, biểu hiện bệnh lậu ở nữ giới cụ thể như sau.
– Cảm thấy đau buốt, rát khi đi tiểu. Trong nước tiểu có thể xuất hiện dịch mủ kèm theo.
– Đau bụng dưới âm ỉ. Ngứa, rát vùng âm hộ. Dịch âm đạo tiết ra nhiều, có kèm theo mủ và mùi hôi khó chịu. Dịch âm đạo thường chảy nhiều vào mỗi buổi sáng thức dậy. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, người bệnh không có hiện tượng xuất hiện mủ hoặc rất ít trong dịch âm đạo và không có biệu hiện hay bất kì triệu chứng rõ ràng nên người bệnh rất khó để nhận biết mình có bị mắc bệnh hay không. Ngoài ra, ở một số trường hợp nội soi âm đạo thấy có hiện tượng sưng tấy, đỏ – đây là biểu hiện của viêm cổ tử cung.
– Vùng xương mu bị đau khi quan hệ tình dục.
– Có triệu chứng đau, khó chịu ở trực tràng và hậu môn.
– Người nữ có thể bị đau họng, ngứa cổ họng, hơi thở nặng mùi kèm theo các cơn ho kéo dài (rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm họng) do nhiễm lậu cầu sau khi có quan hệ tình dục bằng miệng với bạn tình bị lậu.
– Sưng, đau các môi, âm môn do viêm tấy tuyến Bartholin. Các tuyến này có thể bị mủ hoặc hình thành áp xe chứa nhiều song cầu khuẩn lậu.
Bệnh lậu ở nữ giới có điều trị được không?
Vi khuẩn lẩu có khả năng sinh sôi và phát triển rất nhanh. Cữ mỗi 15 phút, vi khuẩn lậu sẽ phân chia một lần. Vì vậy, việc điều trị bệnh lậu cũng được xem như là một cuộc chạy đau với thời gian. Ở nam giới và nữ giới, việc điều trị bệnh lậu đều tương đối giống nhau.
Ở giai đoạn bệnh vừa mới chớm, chỉ cần tiêm hoặc uống kháng sinh đúng liều lượng mà bác sĩ quy định thì việc điều trị bệnh lậu cũng trở nên đơn giản và không quá mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu bệnh đã chuyển sang mãn tính (sau giai đoạn cấp tính khoảng 15 ngày) liều lượng kháng sinh phải tăng lên và phải điều trị kiên trì trong thời gian dài mới có kết quả. Việc dùng kháng sinh liều lượng cao có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Bệnh lậu có thể được chữa khỏi nhưng khuẩn lậu không thể được tiêu diệt tận gốc và những tổn thương mà bệnh gây ra ở người bệnh không thể tái tạo, phục hồi được.
Do đó, việc sớm phát hiện ra bệnh lậu qua những dấu hiệu nhận biết bệnh lậu ở nữ giới được trình bày ở trên là rất quan trọng và cần thiết để sớm phát hiện ra bệnh và điều trị kịp thời trước khi quá muộn.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh lậu, người nữ không được có bất kì quan hệ tình dục nào. Đồng thời, người nữ cần phải dùng thuốc đúng giờ và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tăng đề kháng cho cơ thể, góp phần làm quá trình điều trị đạt được hiệu quả mong muốn.