Thiếu niên 17 tuổi có chiều cao cân nặng bao nhiêu là phát triển khỏe mạnh?

Admin
Nam 17 tuổi đã sở hữu ngoại hình cao lớn và trưởng thành, với số đo chiều cao cân nặng gia tăng vượt trội.
Đến độ tuổi 17, chiều cao và cân nặng đạt chuẩn là điều mà nhiều bạn trẻ quan tâm. Nếu muốn biết được các chỉ số cơ thể trong giai đoạn này, bạn có thể tham khảo bài "Chỉ số chiều cao cân nặng cho nam tuổi 17" dưới đây.

Chỉ số chiều cao cân nặng cho nam tuổi 17


Đối với nam giới, 17 tuổi vẫn còn ở cuối giai đoạn dậy thì nhưng nữ thì đã qua thời điểm vàng (10-16 tuổi) để phát triển chiều cao. Do đó, nam giới 17 tuổi vẫn còn phát triển chiều cao khá nhanh, đến các năm sau, chiều cao sẽ dần phát triển chậm đi. Trong giai đoạn dậy thì, các bé trai thường phát triển thiên về chiều cao hơn cân nặng. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp chiều cao có thể bị ngưng lại do nhiều nguyên nhân khác nhau như dậy thì sớm, béo phì, mắc các bệnh về tuyến yên...
 
Chỉ số chiều cao cân nặng cho nam tuổi 17

Nhiều bạn nam thắc mắc: "Chỉ số chiều cao cân nặng cho nam tuổi 17 là bao nhiêu?" Theo tiêu chuẩn của WHO, các bạn nam sẽ có chiều cao chuẩn là 175.2cm và cân nặng là 64,4 kg. Tuy nhiên, nếu chỉ số thấp hơn một chút cũng không sao, nhưng nếu thấp hơn quá nhiều thì đã đến lúc bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình.

Bên cạnh đó, cơ thể phát triển có khỏe mạnh hay không còn phụ thuộc vào chỉ số khối cơ thể BMI. Chỉ số BMI được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (mét hoặc cm). Nếu BMI dao động từ 18,5 – 24,9 thì thân hình cân đối, nếu BMI thấp hơn 18,5 hoặc lớn hơn 24,9 thì thân hình sẽ thuộc diện gầy hoặc béo.

Bí quyết cải thiện chiều cao cân nặng ở tuổi 17


Dinh dưỡng: Ăn uống vừa đủ no. Khẩu phần hàng ngày cần phải đa dạng và đầy đủ các nhóm thực phẩm như chất đạm, chất béo, tinh bột, rau và trái cây. Để phát triển chiều cao, nên tăng cường các loại thực phẩm giàu sắt, kẽm, canxi như cá, tôm, cua, thịt bò, lợn, gà, trứng, đậu nành....
 
Chỉ số chiều cao cân nặng cho nam tuổi 17

Thêm các bữa phụ bằng cách ăn các loại sữa, sữa chua và phô mai. Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn, đồ đóng hộp, đồ nhiều dầu mỡ, đường hay muối. Không uống nước ngọt, đồ uống có gas và đồ có chất kích thích.

Vận động: Nên thường xuyên chơi 1 môn thể thao ít nhất 60 phút/ngày. Các môn thể thao có thể thúc đẩy chiều cao như: yoga, nhảy dây, đá bóng, bóng rổ, đạp xe, chạy bộ, bơi lội...

Giấc ngủ: Cần ngủ sớm, ngủ đúng giờ mới có thể thúc đẩy quá trình tăng chiều cao ở tuổi dậy thì.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/03/13/cach-tang-chieu-cao-cho-tre_13032020115248.mp4[/presscloud]
Cách tăng chiều cao trong 1 tuần nhanh nhất.
 

Thùy Nguyễn (t/h)