Công dụng bất ngờ của cây xương rồng trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm

Admin
Cây xương rồng không còn là cái tên xa lạ gì đối với người dân Việt Nam. Ngoài làm cây cảnh, món ăn, xương rồng được biết đến là phương thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm.
Cây xương rồng có mặt ở nhiều quốc gia như phía nam Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam,… Loại cây này có nhiều loại, xương rồng 3 cạnh, 5 cạnh, xương rồng bẹ, tai thỏ…
 
Người dân Việt Nam thường sử dụng xương rồng để làm cảnh, làm hàng rào. Loại xương rồng ba chia cũng được sử dụng để làm nhiều vị thuốc trong đông y. Tác dụng cây xương rồng dùng để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, trị mụn nhọt, lở loét, đau nhức xương khớp, đau dây thần knh và làm thuốc xổ cho những người bị chứng táo bón.
 
Giới đông y cho rằng, xương rồng là loại cây có vị đắng, tính hàn, có độc nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây hại cho cơ thể. Nhựa cây xương rồng cũng rất độc, trong quá trình sử dụng nên tránh để nhựa dây vào mắt. Đồng thời, khi chưa có chỉ định của bác sĩ, không nên tùy tiện sử dụng.

Để hiểu rõ hơn về công dụng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng, mời quý độc giả theo dõi thông tin dưới bài viết này.

3 cách chữa thoát vị đĩa đệm từ cây xương rồng

 

Phương pháp 1

 

Lấy 2-3 nhánh xương rồng ba cạnh hoặc cây xương rồng ông, cạo hết phần gai rổi đập dập và trộn đều với muối hạt., đem sao nóng. Đợi thành phẩm này nguội bớt rồi lấy khăn mỏng bọc lại, đắp lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm. Người bệnh kiên trì áp dụng phương thuốc này trong 2 tuần sẽ thấy các cơn đau nhức giảm hẳn.
 
Công dụng không ngờ của cây xương rồng trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm
Cây xương rồng giúp chữa trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Chú ý nhiệt độ hỗn hợp không được nóng quá, khi đắp sẽ làm tổn thương da. Cũng cần nói thêm rằng, hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm ở từng người sẽ khác nhau do phụ thuộc vào cơ địa của người đó.

Phương pháp 2

 

Lấy 2-3 cây xương rồng bẹ rửa sạch, loại bỏ gai và ngâm trong nước muỗi loãng vài phút. Các vị thuốc dùng kèm như ngải cứu, cúc tần, dây tơ hồng cũng rửa sạch, để ráo nước. Sau đó, cho tất cả các vị thuốc này vào chảo sao nóng, đợi nguội bớt rồi hẵng đắp lên vùng bị thoát vị đĩa đệm. Đắp từ 5-10, khi bẹ lá này nguội thì chuyển sang lá khác. Kiên trì áp dụng trong vòng 10 ngày, các triệu chứng sẽ giảm hẳn.
 

Phương pháp 3

 

Xương rồng bẹ chuẩn bị từ 2-3 lá, đem bỏ hết gai và rửa sạch. Pha nước muối loãng rồi ngâm bẹ xương rồng trong một vài phút. Tiếp đó, bạn đem nướng cho nóng đều 2 mặt rồi đắp lên vùng cột sống bị tổn thương. Mỗi bẹ đắp trong vòng 5-10 phút, khi bẹ này nguội thì chuyển sang bẹ khác. Tinh chất trong bẹ xương rồng sẽ thẩm thấu qua da, giúp ổn định phần đĩa đệm bị thoát vị, giảm đau. Người bệnh nên áp dụng phương pháp này liên tục trong vòng 15 ngày.

Trên đây là một số phương pháp chữa thoát vị đĩa đẹm bằng cây xương rồng theo kinh nghiệm dân gian. Để việc chữa trị đem lại kết quả tốt nhất, người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
 
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/04/24/Cong-dung-khong-ngo-cua-cay-xuong-rong-trong-dieu-tri-benh-thoat-vi-dia-dem (2)_24042020155701.mp4[/presscloud]
  
 

 Minh Tú (t/h)