Vui mừng vì giảm tới 6 cân, chàng trai sốc khi phát hiện mắc giun đũa trong tá tràng

Admin
Một nam thanh niên 18 tuổi ở Phú Thọ phát hiện bản thân giảm tới 6kg trong 2 tuần một cách bất thường đi kèm với triệu chứng chán ăn, mệt mỏi. Đi khám, chàng trai mới phát hiện mắc giun đũa.

Giảm cân bất thường vì mắc giun đũa

 
Ngày 18/5, các bac sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) cho hay mới tiến hành một ca nội soi thực quản, dà dạy và tá tràng cho một nam thanh niên 18 tuổi. 
 
Trong quá trìnhg nội soi, các bác sĩ phát hiện một con giun đũa có kích thước khoảng 30 cm đang ký sinh trong tá tràng. Theo nhận định của các bác sĩ do kích thước thành tá tràng quá hẹp, con giun đũa lại ẩn sâu bên trong nên các bác sĩ không thể gắp trực tiếp ra ngoài.
 
Hình dạng con giun đũa ngoài thực tế
 
Do đó, các bác sĩ quyết định điều trị cho nam bệnh nhân bằng phương pháp nội khoa. Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc xổ giun.
 
Qua khai thác bệnh sử, nạn nhân cho biết đã lâu anh không uống thuốc tẩy giun và không có thói quen tẩy giun định kỳ.
 

Giun đũa có nguy hiểm không?

 
Giun đũa là loài ký sinh trùng bên trong cơ thể người. Loài giun này có kích thước khá lớn, con giun trưởng thành có thể dài từ 20-25cm hoặc thậm chí dài hơn 30cm. Giun đũa có màu trắng hoặc hồng, có phần thân tròn, phần đầu và đuôi thì nhọn. 
 
Giun đũa thường ký sinh trong ruột non cơ thể người. Nhưng cũng có khi nó ký sinh trong một số bộ phận tiêu hóa khác lân cận như tá tràng,... Giun đũa ký sinh trong hệ tiêu hóa sẽ hút hết chất dinh dưỡng từ thực phẩm mà con người nạp vào. Lâu dần khiến cơ thể con người bị suy nhược, giảm cân...
 
Con người có thể bị lây nhiễm giun đũa theo những cách đơn giản mà mọi người không chú ý. Đối với trẻ nhỏ chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân nên trẻ thường đi chân trần, thường nghịch bẩn rồi đưa tay chân vào miệng... những chất bẩn từ tay chân có thể đi trực tiếp vào bên trong cơ thể trẻ mà mắt thường không thể nhìn thấy.
Ăn đồ tái sống là một trong những nguyên nhân chủ yếu lây nhiễm các loại giun sán
 
Người lớn thì có thể bị lây nhiễm giun đũa do không có thói quen ăn chín uống sôi. Người Việt thường có thói quen ăn các món tái, sống như gỏi, tiết canh, rau sống... đây cũng là những nguồn lây nhiễn giun sán trực tiếp...
 
Người mắc giun đũa thường có biểu hiện không đặc trưng nên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Ví dụ, trẻ em thì rối loạn tiêu hóa kéo dài, suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm tăng cân.
 
Người lớn có có biểu hiện giảm cân bất thường, chán ăn, mệt mỏi, chướng bụng, tiêu hóa kém có thể nghĩ tới việc đã bị mắc giun đũa.
 
Nếu trong cơ thể có quá nhiều giun đũa thì chúng có thể gây tắc ruột của người bệnh. Các biểu hiện tắc ruột có thể là đau quặn bụng từng cơn, kèm với cảm giác chướng bụng và táo bón. 
 
Dù giun đũa ký sinh chủ yếu trong ruột non nhưng nếu giun di chuyển qua các cơ quan khác có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Nếu giun đi qua ống mật có thể gây tắc ống mật. Nếu giun đi xuống ruột thừa có thể gây viêm ruột thừa cấp.
 
Thậm chí giun thể đi từ ruột non lên phổi khiến người bệnh bị ho, có cảm giác khò khè, khó thở mạn tính. Chúng thậm chí có thể gây ra một số biểu hiện cấp tính như ho khan, ho nhiều liên tục không ngớt, sốt cao và cảm giác đau tức ngực dữ dội.
 
Nguy hiểm hơn, khi ấu trùng giun đũa di trú lạc vào các cơ quan khác như vào não, thận, mắt, tủy sống... có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và đặc biệt là khi đó rất khó để điều trị.
 
Phòng bệnh giun sán nói chung và giun đũa nói riêng không có cách nào khác là giữ vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống, ăn chín uống sôi, không ăn đồ tái sống... Thực hiện tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo tẩy sạch giun sán trong cơ thể.
 
Hà Ly (Th)