Hướng dẫn liều lượng và cách dùng
Trẻ em từ 2- 7 tuổi, dùng 200mg, chia ngày 2 lần/ngày.
Trẻ em dưới 2 tuổi, dùng 100mg, chia 2 lần/ngày.
Lưu ý: Acetylcystein có hiệu quả nhất khi dùng trong vòng 8 giờ sau khi bị quá liều với paracetamol. Sau thời gian này, hiệu quả sẽ giảm đi. Tuy nhiên, bắt đầu điều trị chậm hơn 24 giờ sau đó có thể vẫn còn lợi ích.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, để hiệu quả và an toàn khi sử dụng, bệnh nhân dùng theo sử chỉ định của bác sĩ.
Chống chỉ định
Acetylcystein 200mg không dùng cho người quá mẫn với thành phần của thuốc.
Bệnh nhân hen hay có tiền sử co thắt phế quản.
Trẻ em dưới 2 tuổi.
Tương tác khi dùng thuốc
Người bệnh nên uống tetracyclin cách xa thời gian uống Acetylcysteine ít nhất 2 giờ.
Acetylcystein có thể làm tăng tác dụng giãn mạch và ức chế tập tiểu cầu của nitroglycerin.
Tác dụng phụ
Trường hợp hiếm gặp: rối loạn tiêu hóa, viêm miệng, ù tai.
Phản ứng quá mẫn như co thắt phế quản, phù mạch, nổi mẩn à ngứa, hạ huyết áp hay đôi khi tăng hyết áp có thể xảy ra.
Cũng có thể gặp chứng đỏ bừng , buồn nôn và nôn, sốt, ngất, đổ mồ hôi, đau khớp, nhìm mờ, rối loạn chức năng gan, nhiễm acid, co giật, ngừng hô hấp hoặc ngừng ti.
Chú ý đề phòng với những trường hợp
Những người đang lái xe và vận hành máy móc, nên thận trọng khi dùng thuốc do tác dụng phụ của thuốc gây ra như nhức đầu, buồn ngủ, ù tai (thường ít gặp).
3 điều nên nhớ khi sử dụng acetylcystein để tiêu đờm
Thuốc acetylcystein là một chất điều hóa chất nhầy theo kiểu làm tan đờm. Thuốc tạo thuận lợi để người bệnh tống đờm ra ngoài bằng phản xạ ho, bằng dẫn lưu tư thế hoặc bằng phương pháp cơ học, đối với những người không có khả năng khạc đờm như trẻ nhỏ, người già yếu...
Tuy nhiên, theo báo Sức khỏe & đời sống, người bệnh khi dùng thuốc acetylcystein có 3 điều nên lưu ý.
Đầu tiên, người bị bệnh hen hoặc có tiền sử bệnh hen (do nguy cơ phản ứng co thắt phế quản với tất cả các dạng thuốc chứa acetylcystein), người đã dị ứng với thuốc acetylcystein trước đó, nhất định không được sử dụng.
Điều thứ ba, bệnh nhân có thể gặp những tác dụng phụ buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhức đầu, ù tai, viêm miệng, chảy nước mũi nhiều, phát ban, mày đay... Chứng co thắt phế quản, phản ứng dạng phản vệ toàn thân thường hiếm gặp nhưng vẫn nên đề phòng, bởi nó có thể xảy ra với các tất cả dạng thuốc có chứa acetylcystein. Vì thê, để hạn chế nôn và buồn nôn do thuốc gây nên, bệnh nhân nên dùng dung dịch acetylcystein pha loãng.
Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, điều tốt nhất và nên làm nhất chính là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.