Những ngày gần đây, "Mean Girl" không còn xa lạ với người dùng mạng Xã hội. Đây là cụm từ được nhắc đến khi nói về một kiểu người cụ thể. Vậy Mean Girl là gì, tại sao mỗi lần xuất hiện lại khiến nhiều người tỏ ra khó chịu? Hãy cùng khám phá chi tiết qua bài viết này.
Mean Girl là gì?
"Mean Girl" được sử dụng để chỉ những cô gái có tính cách tiêu cực, thường xuyên gây khó chịu cho người khác. Họ thích nói xấu sau lưng, bắt nạt, thậm chí “đâm” chọc người khác để đạt được mục đích cá nhân.
Không chỉ dừng lại ở những hành vi công khai, các Mean Girl còn là chuyên gia trong việc gây “bạo lực tinh thần” qua mạng. Những hành vi như bình luận ác ý, sỉ nhục, quấy rối trực tuyến chính là “vũ khí” khiến đối phương tổn thương, hoảng loạn và ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý.
Mặc dù mang Xu hướng chống đối xã hội, các Mean Girl lại rất giỏi trong việc tạo dựng các mối quan hệ. Đặc biệt, họ thường “kết thân” với những người nổi bật hoặc những người mà họ ganh tị.
Ngoài thuật ngữ Mean Girl, còn nhiều cách gọi khác để mô tả kiểu người này như: Divas, Meanies, Gossip Girl, Queen Bees, Frenemies hay Poison Pals.
Nguồn gốc của cụm từ Mean Girl
Cụm từ này có nguồn gốc từ bộ Phim nổi tiếng Mean Girls (2004), dịch sang tiếng Việt là Cô gái lắm chiêu. Bộ phim khắc họa chân thực các vấn đề học đường tại Mỹ, đặc biệt là những mặt tối trong các nhóm bạn nữ ở trường trung học.
Sau khi bộ phim ra mắt và gây tiếng vang, thuật ngữ "Mean Girl" trở nên phổ biến, dùng để mô tả những cô gái có tính cách ích kỷ, độc đoán, chuyên thao túng, gây tổn thương và dùng các hành động tiêu cực để củng cố vị thế xã hội của mình.
Làm sao nhận diện một Mean Girl chính hiệu?
Dù trong bất kỳ môi trường nào, chỉ cần quan sát cách một người tương tác với xung quanh, đặc biệt là những cô gái khác, bạn có thể dễ dàng nhận ra một Mean Girl qua những dấu hiệu sau:
- Thích kiểm soát tình huống, luôn muốn mọi thứ diễn ra theo ý mình.
- Không bao giờ nhận sai, luôn tỏ ra vô tội khi gặp rắc rối.
- Hay nói xấu và phán xét người khác.
- Áp đặt quan điểm của mình lên người khác.
Nếu một Mean Girl đã “chọn mục tiêu”, họ thường sẽ có những hành vi đặc trưng như:
- Giả vờ nhiệt tình và tử tế trước mặt nhiều người nhưng lại lạnh nhạt khi chỉ có hai người.
- Cướp ý tưởng của người khác hoặc hạ thấp giá trị ý tưởng đó.
- Lan truyền tin đồn thất thiệt hoặc bịa chuyện không hay về cuộc sống và các mối quan hệ của “đối tượng”.
- Lấy sai lầm của người khác làm chủ đề bàn tán với mọi người.
- Sử dụng những câu cửa miệng mang tính so sánh, kiểu như: “Nếu mình là cô ấy, mình sẽ làm tốt hơn…”
- Chụp lại các khoảnh khắc xấu hổ của người khác và gửi cho bạn bè để chế nhạo.
- Bình phẩm tiêu cực về trang phục hay ngoại hình ngay lần đầu gặp mặt.
Tại sao phụ nữ thường đối xử ác ý với nhau?
Trong cuộc sống, không ít phụ nữ trở thành “Mean Girl” do cảm giác bất an hoặc ganh tỵ, đặc biệt là với những người cùng giới tính.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, học đường và môi trường làm việc là hai nơi dễ xuất hiện kiểu hành vi này. Khi cảm thấy bị đe dọa hoặc ganh ghét, họ thường tấn công bạn học hoặc đồng nghiệp bằng cách lan truyền những lời đồn thổi tiêu cực.
Những nguyên nhân dẫn đến hành vi "Mean Girl" có thể bắt nguồn từ:
1. Tâm lý tự ti
Một cô nàng có lòng tự trọng thấp, cảm thấy bản thân không đủ tốt hoặc không được đánh giá cao sẽ có xu hướng sử dụng hành vi bắt nạt hoặc nói xấu người khác để che giấu sự tự ti của bản thân và nâng cao giá trị của mình trong mắt mọi người.
2. Mong muốn được chú ý
Mean Girl thường có mong muốn được người khác chú ý. Bắt nạt người khác cũng là cách để họ thu hút sự chú ý, quan tâm từ mọi người, tạo ra drama và khiến bản thân trở thành tâm điểm mọi sự chú ý.
3. Mong muốn được khẳng định bản thân
Vì muốn được khẳng định bản thân, một vài người chọn cách hạ thấp người khác để nâng cao vị thế của mình.
4. Cảm giác trống rỗng
Vì cảm thấy trống rỗng ở bên trong nên Mean Girl muốn tạo drama để lấp đầy khoảng trống ấy.
5. Thiếu sự quan tâm từ gia đình
Thiếu thốn sự quan tâm người thân, gia đình cũng là một trong những nguyên nhân khiến Mean Girl cần phải làm một điều gì đó cá biệt như bắt nạt, nói xấu người để được quan tâm.
Làm thế nào để đối phó với một Mean Girl?
Nếu bạn là người nổi bật hoặc thành công, rất có thể bạn sẽ gặp phải một Mean Girl. Để bảo vệ bản thân trước những tình huống này, hãy thử áp dụng các cách sau:
1. Chia sẻ có chọn lọc
Đừng tiết lộ mọi chuyện cá nhân, kể cả với bạn thân. Việc giữ lại một số điều riêng tư sẽ giúp bạn tránh nguy cơ bị “đâm sau lưng” khi mối quan hệ không còn tốt đẹp.
2. Bảo vệ bản thân
Nếu bị bắt nạt hoặc nói xấu, hãy dũng cảm đứng lên bảo vệ chính mình. Sự tự tin và tôn trọng bản thân sẽ khiến người khác không dám coi thường bạn.
3. Phớt lờ các hành vi xấu
Không phải lúc nào bạn cũng cần đối đầu. Trong nhiều trường hợp, việc lờ đi sẽ khiến Mean Girl cảm thấy chán nản vì không đạt được mục đích.
4. Tìm kiếm sự trợ giúp
Nếu tình huống trở nên quá sức, đừng ngần ngại tìm sự hỗ trợ từ bạn bè, người thân hoặc thậm chí các tổ chức Pháp luật.
Một số thuật ngữ Gen Z hay dùng khi nói về người khác
1. Mean Boy
Tương tự “Mean Girl”, thuật ngữ này dùng để mô tả các chàng trai có hành vi tiêu cực như bắt nạt, thao túng hoặc thiếu tử tế để khẳng định bản thân.
2. Pick Me Girl
Dùng để chỉ những cô gái cố gắng thu hút sự chú ý từ nam giới bằng cách tự hạ thấp mình hoặc tỏ ra khác biệt với phụ nữ khác.
3. It Girl
Miêu tả một cô gái trẻ trung, thời thượng, có sức hút tự nhiên và luôn là tâm điểm của sự chú ý.
4. Girl’s Girl
Dành cho những người phụ nữ luôn ủng hộ, tạo sự đoàn kết và đề cao tinh thần nữ quyền thay vì cạnh tranh hoặc hạ bệ lẫn nhau.
5. Nasty Girl
Tùy theo bối cảnh, thuật ngữ này có thể mang nghĩa tích cực (mô tả người phụ nữ cá tính, tự tin) hoặc tiêu cực (ám chỉ người sống nổi loạn, táo bạo đến mức thiếu chuẩn mực).
6. Clean Girl
Dùng để miêu tả Phong cách sống tối giản, tinh tế, với vẻ ngoài gọn gàng, trang nhã. Đây là xu hướng nổi bật trên các nền tảng như TikTok, Instagram.
"Mean Girl" không chỉ là một khái niệm mà còn là hiện tượng tâm lý và xã hội phổ biến. Nhận diện sớm kiểu người này và trang bị cách đối phó phù hợp sẽ giúp bạn tránh được những tổn thương không đáng có, đồng thời giữ vững tinh thần và giá trị của chính mình.