Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra sự chèn ép dây thần kinh cột sống, khiến bệnh nhân gặp nhiều đau đớn.
Vận động, hoạt động thể dục thể thao là điền cần thiết với mọi độ tuổi giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân bị
thoát vị đĩa đệm thường có tâm lý lo sợ, e ngại các hoạt động rèn luyện thể chất này.
Thực chất, nếu biết vận dụng các bài tập, vận động như đi bộ, chạy bộ,… đúng cách thì tình trạng bệnh sẽ được giảm đi đáng kể.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên đi bộ như thế nào?
Đi bộ là bài tập rất thích hợp cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Đều đặn hàng ngày, bệnh nhân có thể đi bộ tầm 30-45 phút vào mỗi buổi sáng, chiều hay bất cứ lúc nào rảnh rỗi. Bài tập này rất đơn giản, dễ thực hiện và ai cũng có thể áp dụng được.
Ban đầu, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên đi chậm, sau đó khi đã dần quen, có thể đi nhanh hơn. Bước chân nhanh, nhẹ nhàng, dứt khoát, Bên cạnh đó, người bệnh nên điều hòa nhịp thở sao cho đều đặn, hít vào bằng mũi và sau đó thở ra bằng miệng. Lưu ý, điều chỉnh tư thế đúng khi đi bộ. Đầu thẳng hướng nhìn về phía trước, lưng thẳng, vai và cánh tay để thoải mái, đánh tay đi tự nhiên, nhẹ nhàng.
Các bài thể dục phù hợp với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm
Yoga
Các bài tập yoga có khả năng giúp ích rất tốt với các vấn đề ở lưng, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Khi thực hiện yoga trong khoảng 10-60 giây, bệnh nhân có thể tăng cơ sức ở lưng cũng như ở bụng một cách nhẹ nhàng. Các cơ ở phần lưng và phần bụng là những thành tố thiết yếu của mạng lưới cơ trên cột sống. Do đó, việc tăng cường các cơ này sẽ giúp cơ thể duy trì tư thế thẳng đứng, chuyển động phù hợp. Cơ khỏe mạnh sẽ hỗ trợ giảm cảm giác cơn đau lưng rất nhiều.
Đi xe đạp cũng rất tốt nhưng bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần có những lưu ý nhất định
Yoga còn giúp các cơ được kéo giãn và thư giãn thoải mái. Trong khi thực hiện các bài tập yoga, một số cơ sẽ được kéo căng, giúp thúc đẩy tính linh hoạt và đẩy lùi các vấn đề về cơ xương khớp. Bên cạnh đó, tập các động tác yoga cũng có tác dụng làm tăng lưu lượng máu, cho phép các chất dinh dưỡng tốt hơn, truyền đến cơ và các mô mềm ở thắt lưng.
Các bài tập bơi lội vừa sức
Chỉ cần 20-30 phút bơi mỗi ngày sẽ đem lại tác dụng thư giãn cho các gân cơ, khớp xương, giúp giảm tác động lên phần đĩa dệm bị lồi ra, giảm cảm giác đau nhức nhanh chóng. Tuy nhiên, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không nên bơi lội quá sức, chỉ cần kiên trì tập luyện mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhât. Chớ nên nóng vội.
Không nên chạy bộ, tập gym hay kể cả vặn lưng
Tuy nhiên, các động tác chạy bộ hay tập gym, theo bác sĩ khuyến cáo là không nên. Bởi, đĩa đệm có vai trò như một bộ phận giúp giảm xóc cho cột sống. Khi bệnh nhân chạy bộ liên tục, trọng lượng cơ thể sẽ dồn ép vào chân thắt lưng, gây ra căng thẳng tới đĩa đệm. Do đó, chạy bộ sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống lưng cho bệnh nhân.
Còn với tập gym như cúi đầu xuống và nâng tạ lên sẽ tác động đến cột sống, gây ra sốc. Tương tự, động tác nằn ngửa và đẩy tạ lên cũng có khả năng khiến cho bệnh trầm trọng hơn, bởi việc làm xuất hiện các cơn đau dồn dập.
Tình trạng thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống thắt lưng ngay trên hông, bởi thế các hoạt động vặn người khiến cho đĩa đệm bị thoát vị nhanh hơn bình thường.
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2020/04/14/Nguoi-thoat-vi-dia-dem-nen-hoat-dong-nhu-the-nao-de-ngan-benh-tro-nang_14042020170549.mp4[/presscloud]
Minh Tú (t/h)