Những loại thuốc cấm sử dụng trong thi đấu thể thao, có liên quan đến doping

Trước đây, trong các trận thi đấu thể thao đã có nhiều những bê bối liên quan đến việc sử dụng doping. Việc sử dụng các loại thuốc có chứa doping, dù vô tình hay cố ý cũng gây ành hường đến sức khỏe lẫn sự nghiệp.
Có lẽ, thông tin tiền đạo Hà Đức Chinh tới 3/12 là cái tên được ban tổ chức SEA Games 30 kiểm tra doping khiến những ai chưa am hiểu về việc loại chất này hoang mang, tò mò. Thực ra, đây là màn kiểm tra bắt buộc ở mỗi trận đấu, được Liên đoàn thể thao thế giới quy định, nhằm phát hiện những gian lận thi đấu khi các cầu thủ sử dụng doping.
 
Những loại thuốc cấm sử dụng trong thi đấu thể thao, có liên quan đến doping
Hà Đức Chinh vừa qua cũng được kiểm tra doping
 
Doping là thuật ngữ gọi chung cho các chất kích thích, có 3 dạng chính gồm: Doping thần kinh, Doping máu và Doping cơ. Nói tóm lại, nó có tác dụng tăng sức bền, thể lực và sự dẻo dai trong thi đấu. Nhờ đó họ dễ dàng vượt qua thử thách, chiến thắng đối thủ.
 
Và đây là những loại thuốc cấm sử dụng trong thi đấu thể thao, không riêng gì chất kích thích mà nó còn thấy ở các loại thuốc thông thường, như: 

Nhóm chất kích thích hệ thần kinh trung ương


Nhóm chất này có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, làm mất cảm giác mệt mỏi, tăng các hoạt động cơ. Nhóm gồm các chất như: cafein, amphetamin, cocain, strychnin,... Tại Cúp bóng đá thế giới  năm 1994, Maradona đã bị cấm thi đấu vì liên quan đến ephedrin.

Nhóm các chất nội tiết steroid

 

Là những chất kích thích dẫn xuất tố dục nam testosteron, có sự gia tăng sự đồng hóa protid, làm tăng thể tích và sức mạnh như nandrolon, norethondrolon.

Nhóm các thuốc gây nghiện, giảm đau


Gồm methadon, codein, morphin, ... là những thuốc giảm đau, trị bệnh nhưng nếu trong quá trinh thi đấu, xét nghiệm nước tiểu, dương tính với chất này đồng nghĩa với việc bạn sử dụng doping và hơn thế còn mắc tội sử dụng ma túy.
 
 
Nhóm các thuốc lợi tiểu, như furosemid, hydrochlorthiazid, spironolaction,... hay nhóm các thuốc giãn mạch, hạ huyết áp như acebutolon, atenolol, metoprolon,...
 

Nhóm chất sản sinh hồng cầu, cung cấp oxy cho nhu cầu hô hấp

 

Những loại thuốc cấm sử dụng trong thi đấu thể thao, có liên quan đến doping
Doping là loại chất kích thích bị cấm trong thi đấu
 

Gồm các chất epoetin hay erythropoitein, có tên tắt là EPO là nội tiết tố nội sinh do thận tiết ra có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh hồng cầu để bù đắp thiếu hụt. EPO là loại chất kích thích làm tăng khả năng chịu đựng, tăng khả năng vận chuyển oxy trong máu. Do khi thi đấu phải vận động nhiều cơ bắp, dẫn đến việc thiếu hụt oxy nên nhiều vận động viên đã tìm đến cách làm này.

Nhóm chất nghiện bổ sung

 

Các chất kích thích cũng có thể có trong các loại thảo mộc, thảo dược hay động vật như cao hổ, rượu rắn, thiên niên kiện, hà thủ ô,... có tác dụng tăng lực, mạnh gân cốt.
 
Tại Việt Nam cũng có không ít những trường hợp dính đến việc sử dụng doping. Năm 2003, tịa SEA Games 22, có 4 VĐV của đoàn thể thao Việt Nam đã bị tước huy chương và cấm thi đấu khi bị phát hiện sử dụng chất cấm. 4 VĐV đó là: Hoàng Hồng Anh (2 HCV môn Canoeing), Phạm Thị Dịu (3 HCV Lặn), Phạm Toàn Thắng (3 HCV Lặn), và Nguyễn Mai Quỳnh (HCB điền kinh). Tuy nhiên, các vận động viên này là "nạn nhân" vô tình chứ không hề có chủ ý. 
 
 
Những loại thuốc cấm sử dụng trong thi đấu thể thao, có liên quan đến doping
Nguyễn Thị Mỹ Linh cũng từng dính doping, bị cấm thi đấu 1 năm
 
Hay lực sỹ Nguyễn Thị Mỹ Linh cũng bị phát hiện dương tính với chất Frusemide, chất nằm trong danh mục bị cấm ngay trước thềm thi đấu giải vô địch thể hình Châu Á, tại Hong Kong. Xử theo quy định thì cô sẽ phải nộp phạt 2.000 USD và cấm thi đấu 2 năm. Tuy nhiên, Liên đoàn cử tạ Việt Nam đã làm đơn kháng cáo thành công cho Mỹ Linh với lý do cô dính chất cấm này khi uống thuốc để chữa bệnh khi thấy đau thắt lưng và bí đường tiểu nên chỉ bị cấm thi đấu 1 năm.