Số ca mắc sốt rét và sốt xuất huyết tăng cao đột biến trong thời điểm các tỉnh Nam Trung Bộ đang vào mùa khai thác và trồng rừng. Thậm chí nhiều trường hợp mắc sốt rét ác tính hoặc nhiễm đi nhiễm lại nhiều lần.
Số ca sốt rét, sốt xuất huyết tăng cao trong mùa trồng rừng
Báo Dân trí đưa tin theo số liệu thống kê của huyện miền núi Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên từ đầu năm 2019 đến nay ghi nhận 118 ca mắc bệnh sốt rét, trong khi đó cùng kỳ năm ngoái chỉ ghi nhận 16 ca).
Số liệu phân tích, phần lớn trường hợp mắc sốt rét đều là người dân đi trồng rừng. Thời điểm này, các tỉnh Nam Trung Bộ nói chung và Phú Yên nói riêng đang bước vào mùa khai thác và trồng rừng, người dân thường ăn ngủ trong rừng nhiều ngày liền. Ngủ qua đêm không có màn mùng dẫn tới bị muỗi đốt truyền bệnh. Một số trường hợp có biểu hiện của sốt rét ác tính và bị nhiễm đi nhiễm lại nhiều lần.
Thói quen ăn ngủ trong rừng nhiều ngày khiến người dân mắc bệnh do bị muỗi đốt
Một bệnh nhân nằm điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Đồng Xuân cho biết, chị mắc sốt rét là do đi trồng rừng và phải ăn ngủ qua đêm nhiều ngày. Gia đình có mang theo màn để mắc ngủ qua dêm. Vì quá nhiều muỗi nên bị đốt lúc nào không hay, đến lúc bị sốt nhiều ngày mới đi viện khám.
Ngoài huyện Đồng Xuân, nhiều huyện khác cũng ghi nhận số ca sốt xuất huyết tăng cao như huyện Sơn Hòa 101 ca; huyện Tây Hòa 64; huyện Phú Hòa 21 ca... Như vậy, tổng số ca mắc bệnh toàn tỉnh Phú Yên được ghi nhận là 566 trường hợp.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh có 3.918 trường hợp mắc sốt xuất huyết với 150 ổ dịch, tăng hơn 3.000 ca và 96 ổ dịch. Số ca mắc tăng ở hầu hết tại các huyện, thị xã, thành phố so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể huyện Phú Hòa 685 ca (tăng 526 ca); huyện Tuy An 633 ca (tăng 607 ca); huyện Sông Hinh 585 ca (tăng 418 ca)...
Chủ động phòng bệnh
Ông Phạm Đình Thuận, Phụ trách chương trình sốt rét huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên cho biết: thời điểm này đang là mùa khai thác và trồng rừng. Việc người dân di truyền trong rừng khiến bệnh sốt rét có chiều hướng gia tăng và khó kiểm soát.
Muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét
Ông Thuận cho biết, chính quyền địa phương đã tăng cường hướng dẫn sử dụng, tẩm màn và các biện pháp phòng tránh muỗi đốt. Khi có trường hợp nghi mắc sốt rét thì được hướng dẫn đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng xảy ra.
Trước tình hình dịch
sốt rét, sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, Sở Y tế tỉnh Phú Yên yêu cầu các cơ sở điều trị tập huấn phác đồ điều trị bệnh này cho cán bộ y tế làm công tác điều trị; chủ động cơ số thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư, khu vực điều trị, giường bệnh; lấy mẫu để xét nghiệm các trường hợp có sốt; tổ chức tốt việc phân loại và điều trị bệnh nhân.
Trong quá trình tiếp nhận và điều trị bệnh nhân, phải đảm bảo điều trị tại chỗ những trường hợp nhẹ, không chuyển tuyến khi không đúng chỉ định nhằm hạn chế quá tải ở bệnh viện tuyến trên nhằm hạn chế lây nhiễm chéo và tử vong...
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm cấp tính do ký sinh trùng Plasmodium gây ra. Bệnh do muỗi anophen đốt và lây truyền cho người. Ở nước ta đã phát hiện có khoảng trên 60 loài muỗi Anopheles, trong đó có 15 loài truyền bệnh. Có ba loại muỗi truyền bệnh sốt rét chính ở Việt Nam gồm: Anopheles minimus, Anopheles dirus và Anopheles epiroticus. Biểu hiện bệnh sốt rét gồm các giai đoạn: rét run, sốt nóng, và toát mồ hôi... kèm một số biểu hiện nhức đầu, mệt mỏi, ớn lạnh và hay ngáp vặt. Sốt rét biến chứng hay sốt rét ác tính thường xuất hiện thêm các dấu hiệu nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng như: rối loạn ý thức, sốt cao liên tục trong nhiều ngày, đau đầu dữ dội, tiêu chảy nhiều hoặc nôn, ảnh hưởng tới chức năng nội tạng và não. |
[presscloud]http://media.baosuckhoecongdong.vn/upload/video/2019/11/29/sot-ret-bung-phat-tro-lai_29112019102447.mp4[/presscloud]
Cảnh báo dịch sốt rét bùng phát trở lại. Video: VTC
Hà Ly (t/h)