Thủ phủ vàng mã Hà Thành tất bật trước Rằm tháng 7

Các hộ kinh doanh tại làng Phúc Am (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Tp.Hà Nội) đang tất bật sản xuất đồ phục vụ cúng, tế dịp rằm tháng 7.
Tiêu dùng & Dư luận - Thủ phủ vàng mã Hà Thành tất bật trước Rằm tháng 7 (Hình 2).

​​

Những ngày tháng 7 Âm lịch, tại làng Phúc Am (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Tp.Hà Nội) là nơi chuyên sản xuất đồ phục vụ cúng tế lớn nhất Hà Nội lại tất bật, nhộn nhịp hơn thường ngày.

Tiêu dùng & Dư luận - Thủ phủ vàng mã Hà Thành tất bật trước Rằm tháng 7 (Hình 3).

Theo quan sát của PV, tại hầu khắp các cơ sở sản xuất trong làng Phúc Am cũng đều đang hối hả làm vàng mã dù sức tiêu thụ năm nay có chậm hơn cùng kỳ năm trước.

Tiêu dùng & Dư luận - Thủ phủ vàng mã Hà Thành tất bật trước Rằm tháng 7 (Hình 4).

Làng nghề Phúc Am chủ yếu sản xuất đồ phục vụ cúng tế như voi, ngựa, rắn, người sơn trang, hình nhân hay các vị tướng.

Tiêu dùng & Dư luận - Thủ phủ vàng mã Hà Thành tất bật trước Rằm tháng 7 (Hình 5).

Các sản phẩm ở làng nghề Phúc Am có nhiều mẫu mã đa dạng cùng với đó rất có uy tín và được ưa chuộng, nên đồ vàng mã nơi đây có mặt ở nhiều vùng của miền Bắc phục vụ nhu cầu cúng lễ ở đền, phủ, miếu.

Tiêu dùng & Dư luận - Thủ phủ vàng mã Hà Thành tất bật trước Rằm tháng 7 (Hình 6).

Chia sẻ với Người Đưa Tin, chị Hoa Báu ở làng Phúc Am chia sẻ, trước đây, nghề truyền thống ở làng này là đan rổ. Nhưng khoảng hơn chục năm trở lại đây, hầu hết người dân đã chuyển sang làm nghề vàng mã. Từ đó, đời sống của người dân cũng đi lên...

Tiêu dùng & Dư luận - Thủ phủ vàng mã Hà Thành tất bật trước Rằm tháng 7 (Hình 7).

Theo chị Báu, hiện nay mỗi sản phẩm đều chia thành các khâu khác nhau, sau khi hoàn thiện phần xương khung trung bình mất khoảng 1 giờ đồng hồ để trang trí và hoàn thiện.

Tiêu dùng & Dư luận - Thủ phủ vàng mã Hà Thành tất bật trước Rằm tháng 7 (Hình 8).
Tiêu dùng & Dư luận - Thủ phủ vàng mã Hà Thành tất bật trước Rằm tháng 7 (Hình 9).

Không chỉ sản xuất đồ phục vụ cúng tế như voi, ngựa, rắn, người sơn trang, hình nhân hay các vị tướng, nơi đây còn sản xuất đồ cúng hàng ngày.

Tiêu dùng & Dư luận - Thủ phủ vàng mã Hà Thành tất bật trước Rằm tháng 7 (Hình 10).

Khảo sát nhanh về giá cả, các mặt hàng năm nay đều không tăng giá so với năm ngoái; giá dao động từ 300.000 đến 500.000 đồng/con ngựa tùy kích cỡ, màu sắc.

Tiêu dùng & Dư luận - Thủ phủ vàng mã Hà Thành tất bật trước Rằm tháng 7 (Hình 11).
Tiêu dùng & Dư luận - Thủ phủ vàng mã Hà Thành tất bật trước Rằm tháng 7 (Hình 12).

Các mặt hàng hoàn thiện chuẩn bị cho lên xe chở đi tiêu thụ tại các tỉnh.

Tiêu dùng & Dư luận - Thủ phủ vàng mã Hà Thành tất bật trước Rằm tháng 7 (Hình 13).
Tiêu dùng & Dư luận - Thủ phủ vàng mã Hà Thành tất bật trước Rằm tháng 7 (Hình 14).

Người dân chất đầy những xe ôtô tải để chở đi giao ở các tỉnh thành khác nhau.

Tiêu dùng & Dư luận - Thủ phủ vàng mã Hà Thành tất bật trước Rằm tháng 7 (Hình 15).

Những ngày cận Rằm tháng 7, xe ba gác, xe tải lại nối đuôi nhau tất bật với các chuyến hàng vận chuyển đi tiêu thụ khắp Thủ đô

Nguyễn Hữu Thắng