1. Quả táo
Táo chứa nhiều chất xơ hòa tan trong nước, axit hữu cơ và các enzym tiêu hóa. Khi ăn táo sẽ kích thích, thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa. Loại quả này còn gián tiếp cung cấp lợi khuẩn trong ruột, bảo vệ thành ruột từ đó hạn chế táo bón, giúp nhuận tràng.
Cách ăn táo tốt nhất nên là trước bữa ăn khoảng nửa tiếng. Không ăn táo lúc đói vì quả chứa axit malic, kích thích dạ dày.
2. Mộc nhĩ
Mộc nhĩ hay nấm mèo được gọi là trùng thảo thông ruột, có khả năng hấp phụ tạp chất trong ruột, đào thải chất độc ra ngoài qua đường đại tiện.
Mộc nhĩ thường được dùng để nấu canh, nấu thịt nấu đông, cho vào nhân nem... Để nấu canh nấm mèo cải thảo giúp nhuận tràng, trước tiên bạn ngâm nấm mèo trong nước, sau đó cắt cải thảo thành từng khúc, cho vào nồi thêm gia vị vừa ăn.
3. Tảo bẹ
Trong tảo bẹ có một loại polysaccharide sulfat hóa có thể loại bỏ cholesterol bám trên thành mạch máu, nhờ đó giảm cholesterolm, ngăn ngừa nguy cơ bệnh mạch vành. Ngoài ra, chất algin trong tảo bẹ có chứa hàm lượng nước cao nên dễ tạo thành chất sền sệt trong đường ruột, giúp đào thải độc tố, ngăn ngừa nhiễm độc kim loại. Ăn tảo bẹ còn giúp cơ thể hấp thụ một số kim loại nặng, ngăn ngừa xơ cứng động mạch.
Tuy nhiên, vì tảo bẹ có chứa nhiều i-ốt do đó không nên ăn nhiều sẽ gây bệnh cường giáp, khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân, tăng huyết áp.
4. Cà rốt
Cà rốt không chỉ giàu vitamin A và chất chống oxy hóa còn chứa nhiều vitamin B1, canxi, sắt, phốt pho và các chất khác tốt cho nhu động ruột, thải độc ruột, giảm táo bón.
Ngoài ra, cà rốt còn chứa β-carotene có tác dụng trung hòa độc tố trong cơ thể, thường xuyên ăn cà rốt có thể giúp làm sạch rác trong cơ thể, mang lại lợi ích không ngờ. Để hấp thụ các thành phần tốt nhất trong cà rốt, bạn có thể ăn sống, uống nước ép hay nấu chín. Uống nước ép cà rốt còn giúp tăng cảm giác ngon miệng và nâng cao khả năng chống nhiễm trùng.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng tốt nhất nên ăn cà rốt nấu chín mới có thể hấp thụ được hết caroten trong cà rốt, đặc biệt là cà rốt xào.