9 sinh viên 'ôm' mì tôm lương khô, mang di sản quốc gia vươn tầm thế giới: Em biết bố mẹ tự hào

Vũ Hạnh
'Sang bên Trung Quốc tham gia dự thi, chúng em mang hẳn một vali mì tôm đi theo vì sợ không ăn được đồ ăn bên nước bạn', Lưu Việt Nga (Hòa Bình), một trong số các sinh viên vượt qua gần 576 nhóm dự thi trên khắp châu Á đạt giải cuộc thi do Unesco tổ chức.

Ôm mì tôm lương khô, mang di sản quốc gia vươn tầm thế giới

Sau nhiều cố gắng, nỗ lực, 2 nhóm sinh viên thuộc Trường Đại học Hòa Bình, (phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), đã vượt qua 576 nhóm dự thi trên khắp châu Á và xuất sắc giành 2 giải thưởng tại cuộc thi do Unesco tổ chức.

Cuộc thi do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (Unesco) tổ chức với 576 nhóm dự thi trên khắp châu Á.Cuộc thi do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (Unesco) tổ chức với 576 nhóm dự thi trên khắp châu Á.

Cuộc thi này mang tên “Bảo tồn di sản văn hóa châu Á và các giải pháp bền vững” do Unesco tổ chức lần đầu tiên vào cuối năm 2022.

Sau khi nắm được thông tin về cuộc thi mang tầm quốc tế do Unesco tổ chức, một số các sinh viên từ năm nhất đến năm cuối tại Khoa Ngoại ngữ và Du lịch, Trường Đại học Hòa Bình đã mong muốn được hỗ trợ tham gia.

Ban đầu, đa số các sinh viên đều cảm thấy lo lắng khi lần đầu tham gia cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế. Lo lắng về năng lực, kiến thức và cả những ý tưởng để tham gia cuộc thi.

“Đây không chỉ đơn thuần là tham gia một cuộc thi, nó còn là một trải nghiệm và là nền móng cho các em có nền tảng tham gia các cuộc thi tiếp theo”, cô giáo động viên, cả nhóm như được tiếp thêm động lực và sức mạnh để tham gia cuộc thi này.

Ban đầu nhóm chỉ mong ước lọt vào Top 20 và được đến Trung Quốc dự thi vì các đối thủ từ các trường Đại học ở những quốc gia khác cũng được đánh giá rất cao.

Ban đầu nhóm chỉ mong ước lọt vào Top 20 và được đến Trung Quốc dự thi vì các đối thủ từ các trường Đại học ở những quốc gia khác cũng được đánh giá rất cao.

Sau cùng, nhóm gồm 9 thành viên bao gồm các sinh viên từ năm nhất đến năm cuối, chia làm 2 đội là nhóm “Tràng An”, và “Hoàng Thành”, tham gia cuộc thi.

Tham gia cuộc thi, ban đầu nhóm chỉ dám mong ước lọt vào Top 20 và được đến Trung Quốc dự thi vì các đối thủ từ các trường Đại học ở những quốc gia khác cũng được đánh giá rất cao.

Tiếng Anh của các quốc gia khác cũng được sử dụng thành thạo, thậm chí nằm trong danh sách ngôn ngữ chính như Philippines.

Các thành viên trong nhóm bắt đầu lên ý tưởng chung cho bài thi, phân công công việc từng thành viên.

“Về nhóm mang tên “Tràng An”, đây là địa danh đã được Unesco công nhận là quần thể di sản thế giới kép, đây là niềm tự hào quốc gia nên nhóm em từ đầu đã nghĩ đến địa danh này”, Hoàng Ngọc Hân (quê Nam Định), một thành viên trong nhóm chia sẻ.

Sau nhiều cố gắng, nhóm đã lọt vào Top 20 của cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế và đến Trung Quốc dự thi với các quốc gia khác.

Sau nhiều cố gắng, nhóm đã lọt vào Top 20 của cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế và đến Trung Quốc dự thi với các quốc gia khác.

Về nhóm “Hoàng Thành”, đây là địa danh nằm ở Hà Nội, thuận tiện cho nhóm di chuyển. Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Nơi đây đã được Unesco công nhận là di sản Văn hóa thế giới vào năm 2010.

Là di sản lâu đời, thiêng liêng của tổ quốc nên nhóm còn lại đã lựa chọn địa danh này để tham gia cuộc thi.

Sau khi chọn được địa danh, một tháng sau đó là khoảng thời gian để nhóm chuẩn bị những tài liệu, tư liệu cho cuộc thi.

“Bên cạnh việc học tập, chúng em sẽ tìm hiểu thêm thông tin về mảng mình phụ trách. Nhóm cũng thu xếp thời gian để đi thực địa tận nơi tham quan, khảo sát tìm ra các vấn đề tại danh lam thắng cảnh đang gặp phải

“Chúng em mang hẳn một vali mì tôm đi theo vì sợ không ăn được đồ ăn bên nước bạn. Chúng em mang cả xúc xích, lương khô, mỳ tôm và bánh kẹo nhưng cũng may mắn chúng em ăn được khá nhiều món ở bên Trung Quốc”, Lưu Việt Nga (quê Hòa Bình), thành viên trong nhóm chia sẻ.

“Chúng em mang hẳn một vali mì tôm đi theo vì sợ không ăn được đồ ăn bên nước bạn. Chúng em mang cả xúc xích, lương khô, mỳ tôm và bánh kẹo nhưng cũng may mắn chúng em ăn được khá nhiều món ở bên Trung Quốc”, Lưu Việt Nga (quê Hòa Bình), thành viên trong nhóm chia sẻ.

Trong thời gian tham gia, các thầy cô cũng nhắn cho chúng em rằng công việc học trên trường vẫn là công việc ưu tiên hàng đầu”, Hoàng Ngọc Hân tâm sự.

Các thành viên trong nhóm đã nhờ giáo viên trong trường liên hệ đến những đơn vị quản lý các di tích này để xin các số liệu chính xác và thời sự nhất. Điều này giúp bạn bè quốc tế có cái nhìn khách quan, chính xác nhất về di sản quốc gia Việt Nam.

Vượt qua 576 nhóm dự thi trên khắp các quốc gia châu Á, 2 nhóm sinh viên “Tràng An” và “Hoàng Thành” đã lọt vào Top 20 chung kết cuộc thi và chuẩn bị tiếp cho cuộc thi ở Trung Quốc.

“Sau khi biết tin nhóm được vào Top 20 là đêm hôm ấy chúng em vui không ngủ được, sáng hôm sau gặp ai cũng cười mà cười không ngậm được miệng luôn. Vui như vậy nhưng sau đó chúng em cũng cảm thấy áp lực và lo lắng không biết phải làm sao để chiến đấu tiếp.

Suốt 3 tuần chúng em chuẩn bị tài liệu làm video gần như ăn ngủ ở trường, thậm chí khi chuẩn bị đi thi, có những ngày chúng em chỉ ngủ 2 giờ. Về phần video, chúng em chỉ quay bằng điện thoại và dựng video đơn giản bằng ứng dụng phổ thông”, Vũ Thị Linh Nhi (quê Hưng Yên), thành viên trong nhóm chia sẻ.

Ngày đến Trung Quốc tham dự cuộc thi, cả nhóm đã chuẩn bị đầy đủ tư liệu và một vali… mỳ tôm.

“Chúng em mang hẳn một vali mì tôm đi theo vì sợ không ăn được đồ ăn bên nước bạn. Chúng em mang cả xúc xích, lương khô, mỳ tôm và bánh kẹo nhưng cũng may mắn chúng em ăn được khá nhiều món ở bên Trung Quốc”, Lưu Việt Nga (quê Hòa Bình), thành viên trong nhóm chia sẻ.

Ngoài ra, sự khác biệt về khí hậu, chênh lệch về nhiệt độ cũng khiến nhóm bị sốc nhiệt trong thời gian tham gia dự thi ở Trung Quốc.

“Em biết, sâu trong lòng bố mẹ tự hào về em”

8 ngày là khoảng thời gian tham gia dự thi tại Trung Quốc. Trong cuộc thi, 2 nhóm đã thuyết trình nội dung bài thi trên sân khấu với ban giám khảo là đại diện của nhiều quốc gia.

"Đến khi chúng em đạt được giải thưởng mang tầm cỡ quốc tế thì bố mẹ cũng tự hào về em. Dù không nói ra không bọc bạch và tỏ ra “bình thường thôi” nhưng em biết sâu trong lòng, bố mẹ tự hào về em”, sinh viên Trần Thị Kiều Oanh, (quê Hà Tĩnh) chia sẻ.

"Đến khi chúng em đạt được giải thưởng mang tầm cỡ quốc tế thì bố mẹ cũng tự hào về em. Dù không nói ra không bọc bạch và tỏ ra “bình thường thôi” nhưng em biết sâu trong lòng, bố mẹ tự hào về em”, sinh viên Trần Thị Kiều Oanh, (quê Hà Tĩnh) chia sẻ.

Các nhóm sẽ trình bày, nêu bật những vấn đề đang gặp phải và nêu ra giải pháp cho các khu di sản.

Khi gần sát ngày gửi bài thi, tài liệu cho ban tổ chức, các sinh viên trong nhóm “Hoàng Thành” lại trùng với lịch học quân sự.

Thậm chí, đến khi sang nước bạn tham gia dự thi, sự khác biệt về các thiết bị điện tử, trình chiếu và mạng internet cũng khiến nhóm gặp vô vàn khó khăn. Sau cùng, cả nhóm cũng vượt qua.

Hoàng Ngọc Hân (quê Nam Định) chia sẻ sau khi đạt được giải thưởng cao trong cuộc thi quốc tế.

Hoàng Ngọc Hân (quê Nam Định) chia sẻ sau khi đạt được giải thưởng cao trong cuộc thi quốc tế.

“Ban đầu, gia đình cũng không tin tưởng lắm về việc chúng em sẽ giành được giải thưởng trong cuộc thi này. Người thân em bảo: “Cứ tham gia chứ giải thì đừng hy vọng giải gì”.

Đến khi chúng em đạt được giải thưởng mang tầm cỡ quốc tế thì bố mẹ cũng tự hào về em. Dù không nói ra, không bọc bạch và tỏ ra “bình thường thôi” nhưng em biết sâu trong lòng, bố mẹ tự hào về em”, sinh viên Trần Thị Kiều Oanh, (quê Hà Tĩnh) chia sẻ.

“Sau khi biết tin nhóm được vào Top 20 là đêm hôm ấy chúng em vui không ngủ được, sáng hôm sau gặp ai cũng cười mà cười không ngậm được miệng luôn", Linh Nhi vui vẻ nói.

“Sau khi biết tin nhóm được vào Top 20 là đêm hôm ấy chúng em vui không ngủ được, sáng hôm sau gặp ai cũng cười mà cười không ngậm được miệng luôn", Linh Nhi vui vẻ nói.

Cả 2 nhóm cũng tự hào về trang phục áo dài của Việt Nam đẹp và nổi bật. “Đi đến đâu các nhóm của các quốc gia khác họ cũng nhìn và họ rất thích trang phục của nước mình.

“Họ luôn hỏi chúng em: “Ngày mai nhóm bạn mặc áo gì thế?”. Nếu có giải trang phục thì giải nhất có lẽ thuộc về Việt Nam.

Đứng trên sân khấu cuộc thi mang tầm cỡ quốc tế của nhiều quốc gia chúng em cũng rất run, nhưng về sau khi càng nói thì càng hết run và cảm thấy như mình là một phần của sân khấu, cuốn được mọi người theo phần thuyết trình của nhóm.

Khi nhận được tin là đạt giải, cả đoàn rơi nước mắt vì xúc động. Cảm thấy nỗ lực của nhóm vượt qua những khó khăn trở ngại để đạt được mục tiêu trước mắt.

Mọi người cũng vui mừng khi được đưa di sản Hoàng Thành và Tràng An đến với bạn bè quốc tế”, sinh viên Vũ Thị Linh Nhi tâm sự.

Sau nhiều nỗ lực cố gắng của các học sinh và sự giúp đỡ của nhà trường, thầy cô. Kết quả chung cuộc, cả 2 đội thi đều đạt giải, trong đó nhóm “Tràng An” giành giải Ba và nhóm “Hoàng Thành” đạt giải Khuyến khích. Giải Nhất thuộc về Philippines.

Trường Đại học Hòa Bình đã tổ chức buổi lễ khen thưởng các sinh viên tham gia cuộc thi.

Trường Đại học Hòa Bình đã tổ chức buổi lễ khen thưởng các sinh viên tham gia cuộc thi.

Ngày 8/5, Trường Đại học Hòa Bình đã tổ chức buổi lễ khen thưởng các sinh viên tham gia cuộc thi. Buổi khen thưởng có đại diện lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội, các giáo viên và phụ huynh sinh viên.

Tùng Nguyễn