Cách bấm huyệt chữa bệnh sỏi thận

Có lẽ phương pháp bấm huyệt chữa bệnh sỏi thận, điều trị bệnh không còn qúa xa lạ đối với chúng ta. Người ta có thể sử dụng việc bấm huyệt đạo để cải thiện hoạt động của các cơ quan, từ đó điều trị được rất nhiều lo
Bệnh sỏi thận sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu như người bệnh không sớm phát hiện và điều trị đúng cách. Thế nhưng phần đông mọi người còn rất chủ quan trước căn bệnh này cho đến khi bản thân mắc bệnh, bị cuốn vào vòng xoay chữa trị ròng rã hàng năm trời bởi dù có nhiều phương pháp chữa sỏi thận nhưng rất ít phương pháp có thể điều trị tận gốc căn bệnh này.
 
Sỏi thận hình thành do quá trình lắng đọng một số chất thải trong nước tiểu tại thận mà đáng lẽ ra chúng cần phải được hòa tan, nhưng do một số nguyên nhân trong quá trình chuyển hóa chúng không thể hòa tan được bị đọng lại, kết hợp với một số chất khác hình thành nên sỏi tại thận.
 
Bấm huyệt hay còn gọi là diện chẩn là phương pháp dùng những kỹ thuật như: Day, ấn, bấm, xoa… tác động vào các huyệt đạo trên cơ thể (tùy từng bệnh) để giúp lưu thông, cân bằng và điều hòa hoạt động, chức năng của một số cơ quan trên cơ thể từ đó hỗ trợ chữa trị bệnh. Bấm huyệt chữa bệnh sỏi thận chính là một trong số những ứng dụng của phương pháp chữa bệnh này.

Thận có vai trò gì?

 

Bam-huyet-chua-benh-soi-than

 

Thận là một bộ phận đảm nhiệm chức năng vô cùng quan trọng trong nội tạng. Mỗi ngày thận đều thực hiện lọc máu, lọc chất lỏng để giúp lượng nước ở trong cơ thể luôn được cân bằng. Trung bình, thận lọc chất lỏng và 200ml máu, rồi sau đó thải ra ngoài cơ thể khoảng 1,5 lít nước. Trong lúc thực hiện nhiệm vụ, thận sẽ đào thải những độc tố ra khỏi cơ thể bằng đường tiểu vì vậy việc bổ thận là nhiệm vụ chúng ta nên thực hiện hàng ngày.
 
Bên cạnh đó, thận cũng giữ vai trò quan trọng trong việc cân bằng điện giải, độ pH ở trong cơ thể, hình thành nên những loại hormone có lợi cho tế bào máu. Khi thận khỏe mạnh, đồng nghĩa với việc những chất thải và cặn bã sẽ được đào thải ra ngoài. Còn nếu thận suy giảm hoạt động hay thận yếu thì cơ thể của bạn sẽ gặp rắc rối, những chất độc tích tụ trong cơ thể khiến bạn xuất hiện hiện tượng mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu ít hoặc nhiều hơn, đau mỏi lưng…

Bấm huyệt chữa bệnh sỏi thận như thế nào?

 
Nghiên cứu chỉ ra rằng, bấm huyệt thái khê có thể phát hiện được việc thận có bị nhiễm độc hay suy giảm chức năng hoạt động hay không và đồng thời có thể giúp thận đào thải độc tố, cải thiện tình trạng bệnh sỏi thận.

Vị trí của huyệt thái khê: Huyệt thái khê nằm ở chỗ lõm bờ sau, sát mắt cá chân và gân gót.
 
Bam-huyet-chua-benh-soi-than
 
Cách kiểm tra hoạt động của thận: Bạn dùng tay ấn vào huyệt thái khê, nếu cảm thấy đau thì thận của bạn đang bị suy giảm chức năng hoạt động. Tiếp tục ấn vào huyệt thái khê, nếu cảm thấy đau nhiều thì nghĩa là khả năng thải độc của thận của bạn đã kém đi.
 
Cách làm: Sử dụng ngón tay cái nhấn vào vị trí của huyệt thái khê (huyệt này nằm ở đỉnh cao nhất, ở ngay giữa gân gót và mắt cá chân trong). Nếu như trong quá trình ấn vào huyệt thái khê, bạn cảm thấy đau tức thì điều đó có nghĩa thận của bạn đang bị suy giảm chức năng hoạt động, nếu như càng ấn càng cảm thấy đau nhiều thì chức năng giải độc của thận đang hoạt động kém đi.
 
Phương pháp bấm huyệt chữa sỏi thận được đánh giá an toàn, hiệu quả lâu dài nhưng đòi hỏi người bệnh cần kiên trì thực hiện hàng ngày, sau vài tháng sỏi sẽ được bào mòn và đẩy ra khỏi cơ thể đồng thời chức năng của thận cũng được cải thiện đáng kể. Sử dụng phương pháp này đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chức năng thận rõ rệt, giảm nhanh các dấu hiệu tiểu không thông, tiểu rắt hoặc tiểu đêm nhiều lần giúp giải độc và đẩy các chất độc trong thận ra ngoài hiệu quả. Ngoài ra có thể giảm đau mỏi gối, đau lưng và tạo cho cơ thể một giấc ngủ sâu.
 
Một số cách bấm huyệt đạo khác giúp điều trị thận yếu:
 
Bấm huyệt dũng tuyền: Huyệt này nằm ở chỗ lõm dưới bàn chân, có khả năng điều hòa tâm lý và phục hồi sức khỏe.
 
Bấm huyệt quan nguyên: Huyệt này nằm dưới rốn 3cm, có công dụng bổ thận, tráng dương, điều hòa khí huyết
 
Bấm huyệt khí hải: Huyệt này nằm dưới rốn 1,5cm. Bấm huyệt này cũng giúp bổ thận , ích nguyên, lưu thông khí huyết.
 
Bấm huyệt thận du: Huyệt này có 2 vị trí, nằm ở dưới mõm ngang đốt sống thắt lưng, có tác dụng ích thủy, tráng hỏa, điều hòa khí thận, giúp gân cốt dẻo dai.
 

Lưu ý khi bấm huyệt chữa sỏi thận

 
Còn nhiều cách bấm huyệt và thủ thuật Đông y điều trị các bệnh về thận khác nhau, dù là bất cứ phương pháp nào đã là Đông y cần thời gian, kiên trì điều trị lâu dài mới có hiệu quả. Bạn cần được các bác sĩ hướng dẫn dùng tay xoa lên các huyệt chứ không bấm lung tung tránh các trường hợp có thể gây nguy hiểm cho cơ thể.
 
Ngoài ra, áp dụng cách bấm huyệt thái khê sẽ giúp bổ thận, tráng dương, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, trị chứng thận hư hiệu nghiệm. Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh cần tuyệt đối lưu ý bấm chính xác huyệt thái khê, việc bấm sai vị trí có thể bấm nhầm sang huyệt đạo khác điều này không những khiến bệnh tình không thuyên giảm mà thậm chí còn gây hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn tốt nhất bệnh nhân nên tìm đến các bác sĩ Đông y để được hướng dẫn trực tiếp đồng thời tư vấn lộ trình điều trị bệnh an toàn, hiệu quả nhất.
 
 
Nguyễn Dung (t/h)