Top thực phẩm nên ăn sau khi mổ ruột thừa
Thực phẩm dễ tiêu hóa

Điều này sẽ tốt cho hệ tiêu hóa vốn đang yếu ớt và nhạy cảm sau phẫu thuật. Cùng với đó, việc nêm nếm gia vị nên được giảm bớt hơn bình thường, tránh gây áp lực nặng nề lên tiêu hóa.
Thực phẩm giàu beta-carotene

Thực phẩm giàu chất xơ
Đa dạng các loại thực phẩm
Các loại cá biển: cá biển rất giàu kẽm, nhiều omega-3, protein tốt cho sức khỏe. Dùng cá biển sau phẫu thuật ruột thừa hỗ trợ rất tốt cho sự phục hồi của của cơ thể.
Thực phẩm giàu protein: có tác dụng sản sinh ra collagen, giúp vết mổ nhanh lành. Các loại thực phẩm giàu protein có thể sử dụng là thịt gia cầm, đậu phụ,…
Vitamin A, vitamin C, vitamin E: giúp bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm trùng, chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào hư hại khỏi gốc tự do. Các loại vitamin này có nhiều trong rau màu xanh, ớt đỏ, hạt hạnh nhân, rau bina, rau mồng tơi,…
Nước: sau khi mổ ruột thừa, bệnh nhân thường có biểu hiện tiêu chảy hoặc táo bón, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhu động ruột của cơ thể. Do đó, bệnh nhân nên cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn.
Trái cây
Ngoài ra, những loại quả, trái cây giàu beta-carotene cũng rát tốt cho bệnh nhân sau mổ viêm ruột thừa như đào, mơ, dưa vàng, đu đủ, xoài, quả anh đào, quả mận,…
Chuối cũng là một loại quả mà người sau mổ viêm ruột thừa không thể bỏ qua. Thành phần kali và sắt hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng táo bón, rối loạn tiêu hóa của các bệnh nhân sa phẫu thuật.
Tuyệt đối nói không với các loại thực phẩm
Chất kích thích
Bệnh nhân sau khi mổ viêm ruột thừa không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, nước ngọt, cà phê, thuốc lá.
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Thưc phẩm nhiều đường

Các thực phẩm khác
Sữa bò, thịt đỏ và trứng, những thực phẩm này có thể kết mảng dày trong thành ruột, tạo nhiều độc tố và ngăn cản sự hấp thu của ruột.
Thức ăn chế biến sẵn có thể gây độc tố hoặc tạo men đường ruột có hại.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể 5-6 bữa/ngày. Ăn tăng dần lượng protein, calo.
Nếu gặp tình trạng táo bón, chán ăn, thiếu ngon miệng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp khắc phụ phù hợp.
Nên chế biến thức ăn ở các hình thức nấu, luộc, ninh cho mềm để dễ tiêu hóa.
Quá trình nêm nếm, không nên cho gia vị quá mặn.
Bệnh nhân nên hạn chế di chuyển trong những ngày đầu sau mổ, không làm việc nặng, nghỉ ngơi nhiều hơn và tập thói quen đi ngủ sớm.
Trên đây là những thực phẩm nên và không nên ăn đối với người bệnh sau khi mổ ruột thừa. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho quý độc giả trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt, an toàn cho sức khỏe bệnh nhân.