Clip nhóm học sinh lớp 8 ở Long An đánh bạn dã man, cư dân mạng phẫn nộ hành vi bạo lực học đường

Admin
Đoạn clip ghi lại cảnh một nhóm học sinh nam liên tục đánh vào người một bạn học tại Long An khiến dư luận phẫn nộ cực điểm.

Mới đây, mạng xã hội lại được dịp dậy sóng khi một đoạn clip bạo lực học đường được lan truyền khắp nơi. Cụ thể, đoạn video ghi lại cảnh một nhóm học sinh nam đang đấm đá, dùng chân đạp lên người một bạn học sinh. Trong khi đó những bạn xung quanh không hề can thiệp, giúp đỡ. Bạn học sinh là nạn nhân kia chỉ có thể ôm đầu chịu trận.

Clip nhóm học sinh đánh bạn gây phẫn nộ 

Sau khi đoạn video được lan truyền, nhiều người đã tỏ ra vô cùng bức xúc trước vấn nạn bạo lực học đường đang ngày càng trầm trọng. Qua xác minh, sự việc trên xảy ra tại Trường THCS Võ Văn Tần huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ngay sau khi nắm được thông tin, Sở GD-ĐT tỉnh Long An đã chỉ đạo nhà trường làm rõ nguyên nhân và có hướng xử lý với các học sinh vi phạm.

Nguyên nhân được cho là do nhóm học sinh muốn cảnh cáo chuyện H có ý định mách thầy cô chuyện hút thuốc của 1 bạn nữ

Nhà trường cho biết nguyên nhân khiến nhóm học sinh trên đánh bạn là do trước đó em H (người bị đánh) đã nhìn thấy một bạn nữ hút thuốc trong trường. Lo sợ H sẽ mách thầy cô, nhóm học sinh này đã dùng nắm đấm để cảnh cáo bạn học.

Lãnh đạo nhà trường cũng thông tin thêm: "Em H. bị bạn đánh chấn thương phần mềm. Hiện sự việc đã được báo cáo về huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo. Nhà trường đã cử thầy, cô giáo đến thăm hỏi, động viên em H. Đối với cá nhân vi phạm, trường đã thành lập hội đồng kỷ luật học sinh để xem xét hình thức kỷ luật phù hợp".

bao luc hoc duong
4 em học sinh bị xây xát ở trường quốc tế trước đó là chủ đề dậy sóng cõi mạng

Thời gian gần đây, vấn đề bạo lực học đường trở thành câu chuyện nhức nhối với cả phụ huynh và học sinh. Đặc biệt vụ việc ở trường quốc tế TP.HCM là một ví dụ điển hình. Một cuộc tranh cãi đã nổ ra giữa nhiều bên về việc làm sao để quản lý và giảm bớt tình trạng học sinh bắt nạt nhau trong trường. Vai trò của nhà trường và gia đình chính là yếu tố then chốt giúp tình trạng này không còn cơ hội tồn tại trong môi trường giáo dục.